[Cánh Diều] Địa lí 6 bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Hướng dẫn giải bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí trang 122 sgk Lịch sử và địa lí 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Phần mở đầu
Em có biết con người và tất cả mọi vật trên bề mặt Trái Đất vẫn liên tục quay quanh trục Trái Đất hay không? Vì sao con người lại không cảm nhận được điều này? Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra các hệ quả địa lí nào?
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau ở Khắp mọi nơi.
Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất quay một vòng là trong thời gian 24 giờ. Hãy tính xem một khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến.
- Quan sát hình 6.2, hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt.
- Quan sát hình 6.3, hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì các thành phố Luân-đôn, Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Mát-xcơ-va, Niu Y-óoc là mấy giờ?
- Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Quan sát hình 6.5, hãy cho biết:
- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Câu 2. Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam?
Câu 3. Bài tập tình huống:
Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp).
Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với cơn trai ở Hà Nội là hằng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua intenet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ.
Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con.
Theo em, hai mẹ cơn sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?
Gợi ý: Kẻ bảng theo mẫu sau rồi tô màu ô trống những khoảng thời gian mà mẹ, con bận:
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh Diều] Lịch sử 6 bài 3: Nguồn gốc loài người
- Quan sát lược đồ hình 3.4, hãy: Nêu một số dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam
- Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy.
- Quan sát hình 14.1, hãy cho biết nhiệt độ của bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào từ xích đạo về cực.
- [Cánh Diều] Lịch sử 6 bài 4: Xã hội nguyên thủy
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 7: Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
- Quan sát hình 4.3 đến 4.8 và cho biết: Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện nào?
- Dựa vào các hình từ 8.7 đến 8.12 và đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 39, 40, 41, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc
- Hãy cho biết những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á?
- Ghi vắn tắt nội dung theo hướng dẫn trong bảng dưới đây thể hiện sự tác động của quá trình giao lưu thương mại...
- Địa lí 6 bài 25: Con người và thiên nhiên Địa lý 6 - Sách cánh diều
- Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì?