Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?....
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản: Qua đèo ngang
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:
(1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?(Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh : quốc quốc, gia gia, các từ chỉ thời gian: xế tà, các động từ: nhớ thương?)
(3) Nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Bài làm:
(1)
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác
- Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..
(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.
- Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước
- Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.
- Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
- Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
(3) Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
- Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang
- Từ “tôi” trỏ ai? Nhờ đâu em biết được điều đó? Chứng năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì?
- Soạn văn 7 VNEN bài 5: Sông núi nước Nam
- Trong truyện, tâm trạng của bé Thủy được miêu tả khi em ở nhà và khi em đến chào cô giáo cùng các bạn. Em thấy Thủy có những nét tâm trạng giống và khác nhau như thế nào giữa hai khung cảnh này?
- Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
- Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy
- Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:
- Soạn văn 7 VNEN bài 3: Những câu hát nghĩa tình
- Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:
- Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì: Nguyệt thị cố hương mình