Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
b. Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
Bài làm:
c.
Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
( Lỡ bước sang ngang- Nguyễn Bính)
Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.
- Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến
- Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
- Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);
- Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị
- Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị.
Tác phẩm:
Gần 80 năm trôi qua, tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Bính và giá trị của tập “Lỡ bước sang ngang” vẫn được nhiều thế hệ độc giả yêu mến đón nhận.
Có lẽ một phần lớn bắt nguồn từ câu chuyện xúc động về cuộc đời của người con gái trong tập thơ. Cô bị mẹ cha bán gả cho người mà mình không yêu, phải lên xe hoa từ năm mười bảy tuổi. Bỏ lại sau lưng mối tình đầu vừa chớm nở, bỏ lại vườn dâu, bỏ lại mẹ già, người con gái ấy đi một chuyến đi định mệnh "Rồi đây sóng gió ngang sông/Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ".
Đấy là câu chuyện riêng của người con gái - nhân vật chị trong bài thơ Lỡ bước sang ngang – nhưng cũng đồng thời là câu chuyện chung của hàng vạn, hàng triệu người con gái khác sống dưới chế độ gia đình phong kiến, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tam tòng tứ đức. Lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên thân phận họ, đè nặng lên những kiếp người. Suốt cả đêm dài lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn khát khao được giải phóng khỏi tình trạng đó.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì? Hãy nêu ý chính của văn bản.
- Thực hiện yêu cầu dưới đây:
- Nhân vật người kể chuyện xưng " chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?
- Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
- Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
- Soạn văn 8 VNEN bài 14: Chương trình địa phương
- Trao đổi với bạn về 2 bức tranh sau và trả lời câu hỏi:
- Đọc kĩ bài thơ Đập đá ở Côn Luôn rồi trả lời các câu sau:
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ''chúng tôi '', điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất
- Soạn văn 8 VNEN bài 15: Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể có trường hợp trùng nhau)
- Nối các câu có chứa tình thái từ in đậm với ý nghĩa thích hợp: