Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
C Hoạt động luyện tập
1. Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây. (đơn chất; hợp chất; kí hiệu hóa học; nguyên tố hóa học; phân tử; nguyên tử; hạt nhân; nguyên tử khối)
Đơn chất tạo nên từ một.....(1).....nên công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm một.....(2)...... Còn.....(3).....tạo nên từ hai, ba.....(4)..... nên công thức hóa học của hợp chất gồm hai, ba,.....(5)...... Chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu hóa học, bằng số.....(6).....của mỗi nguyên tố có trong một.....(7).....của chất.
2. Dùng các chữ số, kí hiệu và công thức hóa học để diễn tả các ý sau:
a, Hai nguyên tử oxi.
b, Ba phân tử canxi hidroxit.
c, Bảy phân tử amoniac
3. Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây;
a, HBr, H2S, CH4.
b, Fe2O3, CuO, Ag2O.
4. Vận dụng quy tắc hóa trị:
a, Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm 2 nguyên tố sau:
P (III) và H ; C (IV) và S (II) ; Fe (III) và O.
b, Dựa vào bảng 2.1 và bảng 2.2, lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
Canxi nitrat, biết phân tử Canxi nitrat có chứa nguyên tố canxi và nhóm nitrat (NO3).
Natri hidroxit, biết phân tử Natri hidroxit có chứa nguyên tố natri và nhóm hidroxit (OH).
Nhôm sunfat, biết phân tử Nhôm sunfat có chứa nguyên tố nhôm và nhóm sunfat (SO4).
Bài làm:
Câu 1:
Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm một kí hiệu hóa học . Còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học của hợp chất gồm hai, ba kí hiệu hóa học. Chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.
Câu 2:
a, Hai nguyên tử oxi: 2O
b, Ba phân tử canxi hidroxit: 3Ca(OH)2
c, Bảy phân tử amoniac: 7NH3
Câu 3:
a,
- HBr: H hóa trị I, Br hóa trị I.
- H2S: H hóa trị I, S hóa trị II.
- CH4: H hóa trị I, C hóa trị IV.
b,
- Fe2O3: Fe hóa trị III, O hóa trị II.
- CuO: Cu hóa trị II, O hóa trị II.
- Ag2O: Ag hóa trị I, O hóa trị II.
Câu 4:
Canxi nitrat: Ca(NO3)2
Natri hidroxit: NaOH
Nhôm sunfat: Al2(SO4)3
Xem thêm bài viết khác
- 3. Vị trí và cấu tạo của các tuyến nội tiết
- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận và cho biết chúng ta có thể sống được không nếu không có thận Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi
- 1. Tìm hiểu các chất kích thích gây tác động đến hệ thần kinh của người
- Quan sát hình trong bảng 31.6, tìm hiểu thông tin mô tả các con đường lây nhiễm HIV và ghi vào bảng.
- Khoa học tự nhiên 7 bài 29 KHTN 7 Cơ sở khoa học của học tập
- Viết báo cáo về một số bệnh thường gặp ở các cơ quan bài tiết nước tiểu Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi
- Hãy nghiên cứu các thông tin trong hình dưới đây để trả lời các cấu hỏi
- Giải thích tại sao em nhìn thấy được các đồ vật quan sát được trong lớp học có màu như thế. Nếu đóng kín cửa lớp học, tắt hết đèn chiếu sáng thì em có nhìn thấy các đồ vật có màu như trước không ?
- 3. Nguyên sinh vật
- Khi em đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em. Thực tế bác sĩ đã nghe được những gì?
- Em hãy vẽ hình mô tả vị trí của Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất khi xảy ra hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực.
- Nêu các bước giải bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.