Cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va như thế nào?
Trang 121 sgk lịch sử 9
Cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va như thế nào?
Bài làm:
Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả mặt trận chính diện và sau lưng địch. Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công chiến lược vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tướng đối yếu, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai. Đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. Phương châm chiến lược của ta là "tích cực, chủ động, linh hoạt". "đánh ăn chắc, đánh chắc thắng".
Thực hiện phương hướng chiến lược trên, trong cuộc tiến công Đông -Xuân 1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên hầu khắp các chiến trường Đông Dương.
Ngày 20-11-1953, phát hiện bộ đội chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc. Na-va cho 6 tiểu đoàn Âu -Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
Đầu tháng 12-1953, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận bao vay uy hiếp quân địch ở Điện Biên Phủ, bộ phận còn lại mở cuộc tiến công giải phóng toàn bộ tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ). Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy, sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ là nơi tập trung quân thứ hai của địch.
Cũng đầu tháng 12-1953, liên quân Việt -Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt đồng thời bao vây uy hiếp Xê -nô. Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô. Đây là nơi tập trung quân thứ ba của địch.
Cuối tháng 11-1954, để đánh lạc hướng phán đoán của địch. Quân ta phối hợp với quân Lào mở cuộc tiến công Thượng Lào. Na-va cho tăng cường lực lượng ở Luông Pha -bang để nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
Đầu tháng 12-1954, ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku. Na -va tăng cường lực lượng cho Plây-ku và Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
Như vậy, bản chất kế hoạch Na-va là sự tập trung nhưng với cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954, ta buộc địch phải phân tán lực lượng thành năm nơi. Chúng trở nên bị động đối phó với ta. Có thể nói cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 đã bươc đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- Lập bảng so sánh về những thành tựu đã đạt được giữa hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) và (1981 – 1985)?
- Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Giải bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)
- Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám được thể hiện ở những điểm nào?
- Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào?
- Phong trào "Đồng khởi" nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biễn kết quả và ý nghĩa của nó?
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?
- Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
- Giải bài 29 lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)
- Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939?
- Đảng chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?