Dạng bài: Phản ứng tráng gương của glucozo

  • 1 Đánh giá

Phản ứng tráng gương là phản ứng nhận biết glucozo, dạng bài này xuất học sinh hay nhầm lẫn trong các vấn đề tính toán, vì vậy Tech12h.com xin chia sẻ bài đăng dưới đây . Mong muốn của chúng tôi là giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành được mục tiêu của mình.

A. Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập

PTHH:

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Nhận xét:

  • Cứ 1 mol glucozo tạo ra 2 mol bạc.

1. Tính khối lượng bạc dựa vào lượng glucozo cho trước

Dữ kiện cho: Cho lượng glucozo cho trước, tính lượng bạc sinh ra

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH.
  • Bước 3: Đặt số mol vào PTHH. Xác định số mol bạc sinh ra.
  • Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.

Ví dụ 1: Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với dd AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được.
Ta có: nGlucozo = (mol)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

P/ư 0,05 -> 0,1

Theo PTHH => nAg = 0,1 (mol)

=> Khối lượng bạc thu được = 0,1.108 = 10,8 (g)

2. Tính lượng glucozo bằng lượng bạc cho trước

Dữ kiện cho: Cho lượng bạc cho trước, tính glucozo phản ứng.

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH.
  • Bước 3: Đặt số mol bạc vào PTHH. Xác định số mol glucozo phản ứng.
  • Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.

Ví dụ 2: Đun nóng dd chứa m g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g Ag .Tính giá trị của m.

Ta có: nAg = (mol)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

P/ư 0,15 <- 0,3

Theo PTHH => nGlucozo = 0,15 (mol)

=> Khối lượng glucozo trong dung dịch = m = 0,15.180 = 27 (g)

3. Phản ứng tráng bạc có hiệu suất

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH.
  • Bước 3: Đặt số mol chất đã biết vào PTHH. Xác định số mol các chất có liên quan .
  • Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.

Ví dụ 3: Đun nóng dd chứa m g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag. Tính giá trị của m biết hiệu suất của quá trình là 75%.

Ta có: nAg = (mol)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

P/ư 0,075 <- 0,15

Theo PTHH => nGlucozo = 0,075 (mol)

=> Khối lượng glucozo phản ứng = 0,075.180 = 13,5 (g)

Do hiệu suất của quá trình là 75% => Khối lượng glucozo cần dùng là = 18 (g)

4. Hỗn hợp glucozo va saccarozo tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

Dữ kiện cho: Cho lượng của hỗn hợp glucozo va saccarozo, lượng bạc sinh ra khi cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH.
  • Bước 3: Đặt số mol bạc vào PTHH của glucozo. Xác định số mol của glucozo từ đó xác định số mol của saccarozo.
  • Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.

Ví dụ 4: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Tính khối lượng saccarozo trong hỗn hợp ban đầu.

Ta có: nAg = (mol)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

P/ư 0,015 <- 0,03

Theo PTHH => nGlucozo = 0,015 (mol)

=> Khối lượng glucozo trong hỗn hợp đầu = 0,015.180 = 2,7 (g)

=> Khối lượng của saccarozo trong hỗn hợp đầu = 6,12 – 2,7 = 3,42 (g)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1: Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Tính khối lượng bạc thu được.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 2: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Tính nồng độ % của dung dịch glucozơ.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 3: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15.12 gam Ag. Tính nồng độ % của dung dịch glucozơ.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 4: Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ.(H=85%)

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 5: Cho 200g dung dịch saccarozo 3,42% và glucozo 3,6% phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa.Tính giá trị của m.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021