Đáp án đề 6 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 8

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu123456
Đáp ánBADBBA

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một của thế giới:

  • 1928 chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới vượt sản lượng công nghiệp toàn Châu âu.
  • Chiếm 60% dự trữ vàng thế giới.
  • Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, đầu lửa, thép...

- Nguyên nhân:

  • Không bị chiến tranh tàn phá;
  • Thu lợi từ chiến tranh;
  • Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất;
  • Tăng cường bóc lột công nhân...

Câu 2:

* Bối cảnh:

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

- Trước tình hình đó, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước phong kiến

* Nội dung cơ bản:

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Năm 1872, Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài

- Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng han bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Ý nghĩa:

- Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

- Góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

Câu 3:

* Chính sách về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát

+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào khai thác than và kim loại

+ Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...

- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp:

+ Nắm giữ độc quyền về thị trường.

+ Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

* Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

* Tác động:

- Tích cực: cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

  • 4 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021