Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 30

  • 1 Đánh giá

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn học sinh những hệ thống câu hỏi sát với chương trình thi năm nay theo quy định của Bộ GDĐT. Đề thi thử THPT quốc gia môn Hoá học năm 2017 - Đề số 30 ( Có đáp án)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Môn: HÓA HỌC

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;

Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đo ở đktc). Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 sản phẩm khử duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị m gần nhất với ?

A. 41 gam.
B. 43 gam.
C. 42 gam.
D. 44 gam.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 1 amin bậc 2. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2NH3NO3.
B. (CH3)2NH2NO3.
C. H2NCH2NH3HCO3.
D. HCOONH3CH3.

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba và Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là

A. 5.
B. 3.
C. 1.
D. 4.

Câu 4: Cho các đặc điểm sau về phản ứng este hoá: (1) hoàn toàn, (2) thuận nghịch, (3) toả nhiệt mạnh, (4) nhanh, (5) chậm. Phản ứng este hoá nghiệm đúng các đặc điểm ?

A. (1), (4).
B. (2), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (3).

Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất X có thể lên men rượu. Chất X là chất nào trong các chất sau?

A. etyl axetat.
B. tinh bột.
C. glucozơ.
D. sacacrozơ.

Câu 6: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. CH3CHO.
B. HCOOH.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.

Câu 7: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là

A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat.
C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và NH2C2H4NH2 . Cho 7,5 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được 17,3 gam muối. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong X là :

A. 60.
B. 90
C. 48
D. 72

Câu 9: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước :

A. Rb.
B. Na.
C. Fe.
D. Ca.

Câu 10: Cho 0,6 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ca.
B. Zn.
C. Mg.
D. Sr.

Câu 11: Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian ?

A. Cao su buna
B. Aminozơ
C. Glicogen
D. Cao su lưu hóa

Câu 12: N – metyletanamin có công thức là:

A. C2H5NHCH3
B. CH3NHCH3
C. CH3NH2
D. CH3NH2C2H5

Câu 13: Hòa tan 6 gam glyxin vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,15M thu được dung dịch X. Cho 6,8 gam NaOH tan hết trong dung dịch X được dung dịch Y. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 13,59
B. 14,08
C. 12,84
D. 15,04

Câu 14: Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X (không kể đồng phân hình học)

A. 4
B. 5
C. 2
D. 3

Câu 15: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều lực bazơ tăng dần từ trái qua phải là

A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là :

A. 23,2
B. 12,6
C. 18,0
D. 24,0

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.
B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Câu 18: Đun nóng 4,05 gam este X (C10H10O2) cần dùng 35 gam dung dịch KOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị m là:

A. 38,60 gam
B. 6,40 gam
C. 5,60 gam
D. 5,95 gam

Câu 19: Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giá trị của x là:

A. 222,75 gam
B. 186,75 gam
C. 176,25
D. 129,75

Câu 20: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất ?

A. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH.
B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho Na vào dung dịch FeCl2.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

Câu 21: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch

A. HCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. HNO3.

Câu 22: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Gly-Ala-Gly.
B. Ala-Gly.
C. Ala-Ala-Gly-Gly.
D. Ala-Gly-Gly.

Câu 23: Cho các chất CH3COOH (1), HCOO-CH2CH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COO-CH2CH3 (4), CH3CH2CH2OH (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là

A. (3) > (1) > (5) > (4) > (2).
B. (3) > (5) > (1) > (4) > (2).
C. (1) > (3) > (4) > (5) > (2).
D. (3) > (1) > (4) > (5) > (2).

Câu 24: Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là:

A. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hòa tan vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho một lá nhôm vào dung dịch.
C. Cho lá đồng vào dung dịch.
D. Cho lá sắt vào dung dịch.

Câu 25: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A. tinh bột.
B. xenlulozơ.
C. saccarozơ.
D. glicogen.

Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Nung nóng Cu(NO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là:

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 27: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.
B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

Câu 28: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa, có khí bay lên.
D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 29: Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH3NH2 (1), anilin (2), HOOCCH2CH(NH2)-COOH (3), amoniac (4), H2NCH2CH(NH2)COOH (5), lysin (6), axit glutamic (7). Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là:

A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.

Câu 30: X là este no, đơn chức, Y là este đơn chức, không no chứa một nối đôi C = C (X, Y đều mạch hở). Đốt chát 10,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 10,08 lít O2 (đktc) thu được 6,48 gam nước. Mặt khác, đun nóng 10,56 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp muối chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Biết A, B là các muối của các axit cacboxylic. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 0,9
B. 1,2
C. 1,0
D. 1,5

Câu 31: Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp ?

A. poli(metylmetacrylat) và amilozơ.
B. tơ visco và tơ olon.
C. tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.
D. poli(vinylclorua) và tơ nilon-6,6.

Câu 32: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là :

A. 8,96
B. 4,48
C. 10,08
D. 6,72

Câu 33: Cho các nhận định sau:

(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.

Số nhận định đúng là:

A. 5
B. 3
C. 4
D. 2

Câu 34: Cho 8,96 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO3 0,4M và H2SO4 0,9M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào bình (không có mặt oxi), thu được m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là:

A. 55,66 gam
B. 54,54 gam
C. 56,34 gam
D. 56,68 gam.

Câu 35: Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:

A. 4
B. 3
C. 6
D. 5

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

(1) Amino axit là các chất rắn màu trắng, kết tinh, tương đối dễ tan trong nước.
(2) Các amin có số cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 3, đơn chức, mạch hở là chất khí mùi khai giống NH3.
(3) Sợi bông, tơ tằm và tơ olon thuộc loại polime thiên nhiên.
(5) Saccarozơ và mantozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng
(8) Trùng ngưng axit ω – aminoenantoic thu được nilon – 6

Số phát biểu sai là

A. 4
B. 3
C. 5
D. 2

Câu 37: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với tơ lapsan

A. Tơ tằm
B. Tơ nilon-6,6
C. Xenlulozơ trinitrat
D. Cao su thiên nhiên

Câu 38: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 10,95.
B. 13,20.
C. 13,80.
D. 15,20.

Câu 39: Este X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol có khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3COO-CH=CH2
B. HCOO-CH=CH-CH3
C. HCOO-CH2CH=CH2
D. CH2=CH-COOCH3

Câu 40: Polime nào sau đây là polime nhân tạo ?

A. Xenlulozơ trinitrat
B. PVC
C. PE
D. Cao su lưu hóa

----------HẾT----------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải


  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021