Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
C.Hoạt động luyện tập
1.Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
a) Người ta là hoa đất.
b) Người sống , đống vàng.
c) Muốn làm nghề , chớ nề học hỏi.
d) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
e) Chết trong còn hơn sống đục.
(1) Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì?
(2) Những kinh nghiệm bài học mà nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ này còn có giá trị trong thời đị ngày nay hay không? Vì sao?
(3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghê thuật được sử dụng trong các câu trên?
Bài làm:
(1) Ý nghĩa:
- a. Đề cao giá trị của con người
- b. Đề cao giá trị của con người, tính mạng của con người là quý trong nhất.
- c. Muốn giỏi nghề thì không ngại khó khăn mà học hỏi
- d.Chớ thấy khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc
- e. Thà chết trong danh dự còn hơn sống trong nhục nhã, hèn hạ
(2) Những kinh nghiệm mà ông cha ta đúc kết trên đều có giá trị đến ngày nay vì nó khuyên nhủ răn dậy ra bài học, giá trị cuộc sống vô cùng ý nghĩa.
(3) Nghệ thuật:
- a. So sánh con người với hoa đất, ẩn dụ:" hoa đất" từ đó đề cao giá trị, phẩm chất con người.
- b. Gieo vần lưng:" sống đống" giúp câu tục ngữ có vần có nhịp, dễ nhớ hơn đồng thời thể hiện được ý nghĩa của câu tục ngữ
- c. Gieo vần lưng:" nghề- nề" giúp câu tục ngữ có vần có nhịp, dễ nhớ hơn đồng thời thể hiện được ý nghĩa của câu tục ngữ
- d.Nghệ thuật ẩn dụ:" sóng cả" chỉ những khó khăn, gian truân mà người ta gặp phải.
- e. Dùng từ trái nghĩa:" chết- sống", "trong-đục" nhằm nổi bật lên phẩm chất của con người, ngay thẳng trung thực còn hơn sống mà làm nhiều điều sai trái.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 32: Hoạt động Ngữ văn
- Mỗi nhóm một trong các luận điểm sau và mỗi bạn trong nhóm hãy nói một câu để tạo nên một đoạn văn chứng minh.
- Sưu tầm và ghi lại những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng trạng ngữ hoặc câu đặc biêt.
- Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao?
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau ?
- Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) về chủ đề tự chọn, trong đó có câu :
- Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại( ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.
- Mỗi nhóm học sinh sưu tầm hoặc sáng tác các bài/ đoạn thơ, câu chuyện, tranh ảnh,... về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nối từng đoạn văn ở cột trái với công dụng của dấu chấm phẩy ở cột phải sao cho phù hợp.
- Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.