Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao
Câu 7: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao
Bài làm:
Đất nước ta trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và phát triển, trong những năm tháng đó đã biết bao máu xương của cha anh đổ xuống để đổi lại nền hòa bình và độc lập cho dân tộc. Tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh, là “kim chỉ nam” đưa cả dân tộc vượt qua mọi giông tố lịch sử. Bài học đó được dân gian đúc kết qua câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Dân gian đã sử dụng hai cặp hình ảnh đối lập để làm nổi bật ngụ ý sâu xa. “Một cây” là chỉ số ít, đơn lẻ, yếu ớt, một cây đâu đủ bóng mát để làm nên “non”. Còn “ba cây” là hình ảnh tượng trưng cho số nhiều, số đông, khi góp lại chúng sẽ tạo ra bóng mát lớn hơn, tạo ra được cả rừng cây để dựng xây nên “non cao”. Động từ “chụm” được sử dụng rất tinh tế, đó là trạng thái cùng nhau cúi đầu, bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể. Hình ảnh “non cao” như tượng trưng cho kết quả rực rỡ nhất bởi sự cố gắng, đoàn kết của một tập thể.
Ở nghĩa rộng hơn, câu tục ngữ chính là bài học về tinh thần đoàn kết. Con người chúng ta cũng vậy, “muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Một công việc dù đơn giản hay khó khăn, nếu chỉ có một người làm sẽ mất nhiều thời gian và kết quả chưa chắc đã tốt. Khi có nhiều người cùng suy nghĩ, chung sức thì kết quả đạt được sẽ cao hơn vì đó là kết quả lao động của một tập thể. Điều đó thể hiện sự chung sức chung lòng, tinh thần đoàn kết để cùng làm nên thành công.
Vậy tại sao cần phải có tinh thần đoàn kết? Bởi trong cuộc sống, nhiều hoàn cảnh khó khăn và thử thách, đòi hỏi chúng ta cần đoàn kết để cùng nhau vượt qua. Tinh thần đoàn kết của dân tộc được chứng minh qua những năm tháng đầy biến động của lịch sử. Đó là tinh thần đoàn kết, cả làng cùng góp gạo thổi cơm nuôi chàng Thánh Gióng đủ sức mạnh để đánh thắng giặc Ân. Đến những trận chiến lớn trong lịch sử, đều có sự góp sức góp công của cả dân tộc để vượt qua những kẻ thù lớn như đế quốc Nguyên – Mông, thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ…. Lời kêu gọi của Bác Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp như lời hiệu triệu của non sông: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đó là tinh thần yêu nước bất diệt của mỗi cá nhân được tụ hội và tạo nên một sức mạnh đoàn kết dân tộc to lớn. Bởi vậy, dù hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, thiếu thốn nhưng chúng ta đã làm nên những chiến công rực rỡ, giữ vững được bờ cõi chủ quyền đến hôm nay.
Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống mỗi chúng ta còn được thể hiện trong gia đình, lớp học. Cả gia đình hòa thuận, đoàn kết sẽ cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Một lớp học đoàn kết sẽ làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập. Một đội bóng cùng nhau phối hợp nhịp nhàng, tận dụng được điểm mạnh cảu mỗi người để phát huy sẽ làm nên một trận cầu chiếng thắng. Một nhóm học tập cùng nhau chia việc, thảo luận hết mình vì kết quả chung cao nhất…. Như vậy đoàn kết chính là dẹp bỏ lòng ích kỉ trong mỗi người, cùng nhau “chụm” lại để làm nên sức mạnh tập thể to lớn và chiến thắng mọi gian nan, thử thách.
Câu tục ngữ chính là bài học sâu sắc của cha ông ta về tinh thần đoàn kết, nhắc nhở mỗi chúng ta về cách sống trong môi trường xã hội. Mỗi người cần luôn luôn hòa mình với tập thể, đóng góp công sức vì lợi ích chung cả mọi người, bởi:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt bằng một đoạn văn
- Nội dung chính bài Sống chết mặc bay
- Nội dung chính bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:
- Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống
- Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Hãy chứng minh đức tính giản dị của bác Hồ được thể hiện qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ bằng một đoạn văn
- Soạn văn 7 bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Trang 138 sgk
- Nội dung chính bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang