Em hãy trình bày những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lục địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Câu hỏi: Em hãy trình bày những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lục địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Bài làm:
Những biến đổi về kinh tế:
- Nông nghiệp: được đầu tư vốn nhiều nhất, mở rộng diện tích canh tác cây công nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su.
- Công nghiệp: Tăng cường đầu tư vào khai thác mỏ, đặc biệt là than và một số kim loại màu: thiếc, chì, kẽm. Đồng thời mở rộng một số cơ sở công nghiệp nhẹ như sợi, vải, diêm…
- Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam, chủ yếu là hàng hóa Pháp.
- Giao thông vận tải: đầu tư xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc, chi phối toàn bộ ngành kinh tế.
- Thuế khóa: Đánh thuế nặng vào ruộng đất, thuế khóa, rượu, muối…
Biến đổi về giai cấp xã hội:
- Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
- Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
- Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
- Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
- Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.
Xem thêm bài viết khác
- Sau thất bại trong Biên giới thu đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ có âm mưu gì ở Đông Dương?
- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
- Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao?
- Bài 10: Các nước Tây Âu
- Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định gì?
- Nêu những thắng lợi quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
- Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?
- Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nội dung lời kêu gọi đó?
- Bài 9: Nhật Bản
- Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?