Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
g) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Bài làm:
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?
- Lập dàn bài cho một trong các đề sau:
- Tìm đọc một số văn bản nói về tính cách và phẩm chất con người Việt Nam.
- Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
- Sưu tầm các bài thơ viết về mùa xuân, về Bác Hồ
- Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
- Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu: Anh học trò bước vào cổng, ...
- Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây:
- Soạn văn 9 VNEN bài 19: Tiếng nói của văn nghệ
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
- Đọc các đề bài sau và xác định vấn đề nghị luận trong mỗi đề: