Giải bài 17 sinh 12: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong 1 khoảng không gian, thời gian xác định có khả năng sinh sản tạo ra cá thể mới. Một trong những vấn đề quan tâm nhất khi nghiên cứu quần thể chính là khả năng di truyền. Vậy quần thể có đặc trưng di truyền là gì? Với các quần thể khác nhau, quần thể di truyền có giống nhau hay không?
A. Lý thuyết
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể ngẫu phối là quần thể sinh vật mà các cá thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách ngẫu nhiên.
- Quần thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp => Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
- Quần thể ngẫu phối duy trì tần số các kiểu gen khác nhau => Duy trì sự đa dạng di truyền của quần thể
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Định luật Hacđi - Vanbec: "Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác."
- Đẳng thức: p2 + 2pq + q2 = 1
- p là tần số của alen A, q là tần số của alen a
- p2 là tần số kiểu gen AA, 2pq là tần số kiểu gen Aa, q2 là tần số kiểu gen aa
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.
Câu 2: Trang 73 - sgk Sinh học 12
Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Hãy tính tần số của các alen A và a trong quần thể và cho biết quần thể có cân bằng về thành phần kiểu gen hay không?
Câu 3: Hãy chọn phương án trả lời đúng: quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể | Tần số kiểu gen AA | Tần số kiểu gen Aa | Tần số kiểu gen aa |
1 | 1 | 0 | 0 |
2 | 0 | 1 | 0 |
3 | 0 | 0 | 1 |
4 | 0,2 | 0,5 | 0,3 |
A. quần thể 1 và 2
B. quần thể 3 và 4
C. quần thể 2 và 4
D. quần thể 1 và 3
Câu 4: Các gen di truyền liên kết với giới tính có thế đạt được trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau? Giải thích.
=> Trắc nghiệm sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
- Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac
- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nà đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ.
- Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể NST số 1 hoặc số 2 (những NSTcó kích thước lớn nhất trong bộ NST người) của người?
- Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa
- Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào?
- Tại sao mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?
- Tại sao đột biến gen được coi là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho CLTN? Sinh học 12 trang 117
- Giải bài 3 sinh 12: Điều hòa hoạt động của gen
- Hiện tượng đột biến cấu trúc NST
- Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen
- Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã