Giải bài 21 sinh 8: Hoạt động hô hấp
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Vậy hệ hô hấp hoạt động như thế nào để đảm bảo chức năng trên? Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Thông khí ở phổi
- 1 Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra.
- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong 1 phút.
- Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí ở phổi thường xuyên được đổi mới.
Hình 21-1. Sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi theo các chiều khi hít vào và thở ra bình thường
Hình 21-2. Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào - thở ra bình thường và gắng sức
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và của cacbonic từ máu ra không khí ở phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của cacbonic từ tế bào ra máu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 70 - sgk Sinh học 8
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người.
Câu 2: Trang 70 - sgk Sinh học 8
Hô hấp ở người và thỏ có gì giống và khác nhau?
Câu 3: Trang 70 - sgk Sinh học 8
Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Câu 4: Trang 70 - sgk Sinh học 8
Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh). Nhận xét kết quả và giải thích.
Xem thêm bài viết khác
- Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh nêu trên là gì?
- Nêu vai trò của một số hoocmôn, từ đó xác định tầm quan trọng của các hệ nội tiết nói chung
- Đặt bút bi Thiên Long có màu trước mắt, cách mắt 25 cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy rõ màu không?
- Giải thích tại sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
- Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Giải bài 52 sinh 8: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Giải sinh 8 bài 19: Thực hành Sơ cứu cầm máu
- Giải sinh 8 bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
- Giải thích vì sao người sau rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
- Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?
- Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
- Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có