Giải bài 23 vật lí 6: Thực hành đo nhiệt độ
Bài thực hành để chúng ta có thể hệ thống lại các kiến thức đã học và áp dụng vào thực tiễn. Vậy để chuẩn bị một bài thực hành tốt hơn, KhoaHoc xin chia sẻ các bạn bài thực vật lý lớp 6. Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
I. Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể
1. Dụng cụ
- Nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân)
- Quan sát nhiệt kế y tế và điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
C1. Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35oC
C2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42oC
C3. Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 35oC đến 42oC
C4. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 0,1oC
C5. Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 37oC
2. Tiến trình đo
- Kiểm tra thủy ngân đã tụt hét xuống bầu chưa, nếu còn trên ống vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.
- Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
- Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đạt bầu nhiệt kế và nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt.
- Chờ khoảng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.
- Đo nhiệt độ của mình và một bạn khác. Ghi kết quả đo vào bảng báo cáo thí nghiệm.
II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
1. Dụng cụ
- Nhiệt kế dầu, cốc đựng nước (cốc bằng thủy tinh chịu nhiệt), đèn cồn, giá đỡ.
- Quan sát nhiệt kế dầu và điền số liệu vào chỗ trống trong các câu sau:
C6. Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: −30oC
C7. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 130oC
C8. Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ −30oC đến 130oC
C9. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 1oC
2. Tiến trình đo
- Lắp dụng cụ như hình 23.1
- Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun.
- Đốt đèn cồn để đun nước: Cứ 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đền cồn.
- Vẽ đồ thị
III. Mẫu báo cáo
1. Họ và tên học sinh:…………. Lớp:……………….
2. Ghi lại
a) 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là 35oC
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 42oC
- Giới hạn đo từ 35oC đến 42oC
- ĐCNN là 0,1oC
- Nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37oC (nhiệt độ trung bình của cơ thể)
b) 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là −30oC
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 130oC
- Phạm vi đo của nhiệt kế từ −30oC đến 130oC
- Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 1oC
3. Các kết quả đo
a) Đo nhiệt độ cơ thể người:
Người | Nhiệt độ |
Bản thân | 370C |
Bạn | 36,90C |
b) Bảng theo dõi nhiệt độ của nước
Thời gian (phút) | Nhiệt độ (0C) |
1 | |
2 | |
3 | |
4 | |
5 | |
6 | |
7 | |
8 | |
9 | |
10 |
Xem thêm bài viết khác
- Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau sgk Vật lí 6 trang 78
- Cho biết, thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.3 dùng để làm gì? trang 68 sgk vật lí 6
- Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 ( 1 lít ) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét.- trang 63 sgk vật lí 6
- Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn ?
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ chống trong các câu sau: "quả cân; vật đem cân; điều chỉnh số 0; đúng giữa; thăng bằng"
- Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? trang 58 sgk vật lí 12
- Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này ở phía trên hay dưới? trang 67 sgk vật lí 6
- Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.
- Mỗi nhóm học sinh hòa 50g muối ăn vào 0,5 l nước rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.
- Giải bài 27 vật lí 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
- Giải bài 2 vật lí 6: Đo độ dài (tiếp theo)