Giải bài 25: Mặt trời, Trái đất và mặt trăng Tự nhiên và xã hội 3 Bài 25
Giải Tự nhiên và xã hội 3 Bài 25
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải cùng lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong Tự nhiên và xã hội 3 Bài 25: Mặt trời, Trái đất và mặt trăng Sách VNEN tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 37.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát, chỉ trên hình và trả lời
a. Quan sát hình 1
b. Trả lời câu hỏi:
- Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh?
- Từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
Bài làm:
- Trong hệ Mặt trời có tất cả 8 hành tinh
- Từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba
2. Cùng suy ngẫm và thảo luận
a. Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
b. Khi đi ngoài trời nắng, em cảm thấy thế nào? Tại sao?
c. Nêu vai trò của Mặt trời đối với đời sống con người, động vật và thực vật?
Bài làm:
a. Ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật vì ban ngày có ánh mặt trời chiếu sáng.
b. Khi đi ngoài trời nắng, em cảm thấy nóng và mệt vì Mặt trời tỏa nhiệt, khiến ta cảm thấy nóng, ra mồ hôi.
c. Vai trò của mặt trời đối với đời sống con người, động vật và thực vật: Chiếu sáng cho mọi vật, giúp mọi vật có thể sinh sôi và phát triển khỏe mạnh.
3. Quan sát và trả lời
Quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trả lời câu hỏi: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày?
Bài làm:
Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời vào những việc:
- Học tập và vui chơi
- Hong khô sản phẩm nông nghiệp
- Phơi quần áo
- Nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra điện
4. Chúng em tìm hiểu về Trái Đất
Quan sát và đọc thông tin trong hình 6, hãy chia sẻ với các bạn những gì em biết về Trái Đất?
Bài làm:
Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt trời. Trong đó, từ Mặt trơi ra xa dần Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba.
Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.
5. Thực hành với quả địa cầu
a. Nêu những bộ phận của quả địa cầu?
b. Đặt quả địa cầu trên bàn và cho biết trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn?
Bài làm:
a. Những bộ phận của quả địa cầu là trục và giá đỡ
b. Đặt quả địa cầu trên bàn ta thấy, trục của nó đứng nghiêng so với mặt bàn.
6. Quan sát, chỉ trên hình và nhận xét
b. Chỉ trên hình vẽ:
- Mặt trời, trái đất, mặt trăng.
- Hướng chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Hướng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
c. Nhận xét về độ lớn của Mặt trời, Trái đất và mặt trăng.
Bài làm:
Độ lớn của Mặt trời, trái đất và mặt trăng: Mặt trời lớn nhất, tiếp đến là trái đất và tiếp đến là mặt trăng
7. Đọc và trả lời
- Tại sao Trái đất được gọi là hành tinh trong hệ mặt trời?
- Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất?
Bài làm:
- Trái đất được gọi là hành tinh trong hệ mặt trời vì Trái Đất chuyển động quanh mặt trời.
- Mặt trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất vì Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất.
8. Đọc và trả lời
a. Đọc và chọn cụm từ trong ô chữ phù hợp với chỗ chấm (....) để hoàn thành đoạn văn:
(hành tinh, vệ tinh, mặt trời, hình cầu)
Hệ Mặt trời gồm có ..... và tám hành tinh chuyển động xung quanh nó. Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, con người và động vật khỏe mạnh.
Trái đất rất lớn và có dạng ....... Trái đất chuyển động quanh Mặt trời nên được gọi là ...... Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là .......
Trong hệ Mặt trời, Trái đất là hành tinh có sự sống.
b. Trả lời câu hỏi:
- Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh?
- Nêu vai trò của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất?
- Trong hệ mặt trời, hành tinh nào có sự sống?
B. Hoạt động thực hành
1. Làm bài tập
Hãy cho biết các câu sau câu nào đúng, câu nào sai?
- Trái đất rất lớn và có hình cầu
- Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ tư
- Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt
- Nhờ có mặt trời, con người, động vật và thực vật mới sống được.
- Ánh sáng và nhiệt của Mặt trời chỉ có lợi, không có hại.
Bài làm:
Câu nói đúng là:
- Trái đất rất lớn và có hình cầu
- Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt
- Nhờ có mặt trời, con người, động vật và thực vật mới sống được.
Câu nói sai là:
- Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ tư
- Ánh sáng và nhiệt của Mặt trời chỉ có lợi, không có hại.
2. Liên hệ thực tế
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để làm gì?
- Trường em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để làm gì?
- Kể một số ví dụ về vai trò, tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt trời đối với sức khỏe và đời sống của con người?
Bài làm:
Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để: làm việc, làm các hoạt động ngoài trời, phơi đồ, phơi thóc lúa,...
Trường em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để: Tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt đội, các buổi học ngoài trời....
Ví dụ về vai trò của ánh sáng và nhiệt:
- Giúp bà con nông dân phơi hoa màu
- Giúp cây cối quang hợp và phát triển
- Giúp mọi người có thể lao động, vui chơi...
Ví dụ về tác hại của ánh sáng và nhiệt mặt trời:
- Làm đất đai khô cằn, thiếu nước tưới tiêu hoa màu
- Làm cháy da, rám nắng...
3. Vẽ sơ đồ về sự chuyển động của mặt trăng quanh Trái Đất
Vẽ sơ đồ hình 10 vào vở, đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất?
Bài làm