Giải bài 28 vật lí 7: Thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
Cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song như thế nào ? Để hiểu rõ về cách xác định, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Báo cáo thực hành
A. Lý thuyết
I. Chuẩn bị
- Một nguồn điện 3V hoặc 6V.
- Hai bóng đèn pin như nhau
- Một ampe kế hoặc miliampe kế có giới hạn đo từ 0,5A trở lên và có độ chia nhỏ nhất là 0,01A.
- Một vôn kế có giới hạn đo là 6V và có độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
- Một công tắc
- Chín đoạn dây dẫn bằng đồng có vỏ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
- Chuẩn bị báo cáo
II. Nội dung thực hành
1. Mắc song song hai bóng đèn
C1. Quan sát hình 28.1a và 28.1b để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp.
- Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?
- Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó những mạch rẽ nào?
- Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính Hãy cho biết đâu là mạch chính?
Hướng dẫn:
Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.
- Các mạch rẽ: M12N và M34N
- Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực của nguồn điện.
C2. Hãy mắc mạch điện như hình 28.1a
Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.
Tháo một bóng đèn, đồng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó so với trước đó.
Hướng dẫn:
- Đóng công tắc, ta quan sát thấy độ sáng các đèn như nhau.
- Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả hai đèn đều sáng).
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
a, Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2 trong mạch điện như hình 28.1a và vẽ sơ dồ mạch điện vào bản báo cáo.
C3. Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.
Hướng dẫn:
- Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 và 2 của bóng đèn Đ1
- Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 3 và 4 của bóng đèn Đ2
Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bảng báo cáo
b, Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN
- Hoàn thành nhận xét trong bảng báo cáo.
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
- Măc nối tiếp ampe kế với đèn 1 như sơ đồ hình 28.2
- Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I1 của cường độ dòng điện qua mạch rẽ này vào bảng 2 của bản báo cáo.
- Làm tương tự để đo cường độ I2 của dòng điện qua mạch rẽ nối với đèn 2
- Làm tương tự để đo cường độ I của dòng điện qua mạch chính
- Hoàn thành nhận xét trong bảng báo cáo.
B. Mẫu báo cáo thực hành
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG.
Họ và tên:................. Lớp:............................
1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.
b) Chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
c) Ampe kế được dùng để đo cường độ dòng điện.
d) Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
a) Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự như hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2
Sơ đồ mạch điện
b) Kết quả đo:
Bảng 1
Vị trí mắc vôn kế | Hai điểm 1 và 2 | Hai điểm 3 và 4 | Hai điểm M và N |
Hiệu điện thế | U12 = 3V | U34 = 3V | UMN = 3V |
c) Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
a) Kết quả đo:
Bảng 2
Vị trí mắc ampe kế | Cường độ dòng điện |
Mạch rẽ 1 | I1 = 0,5A |
Mạch rẽ 2 | I2 = 0,5A |
Mạch chính | I = 1A |
b) Nhận xét:
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 10) Vật lý 7
- Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào ? Và tần số lớn, nhỏ ra sao ?
- Trong thí nghiệm ở hình 1.1 (SGK), nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin,
- Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?
- Tìm từ, cụm từ thích hợp cho trong ngoặc (hiệu điện thế, nguồn điện, chênh lệch mức nước, dòng điện, dòng nước) điền vào chỗ trống trong các câu sau sgk vật lí 7 trang 73
- Đảo ngược hai đầu dây đèn, nhận xét xem khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn? sgk Vật lí 7 trang 62
- Thỏi than nối với cực âm lúc trước có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì ? sgk Vật lí 7 trang 64
- Quan sát các cầu chì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì. sgk vật lí 7 trang 83
- Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết sgk Vật lí 7 trang 54
- Giải bài 14 vật lí 7: Phản xạ âm Tiếng vang
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 4) Vật lý 7