Giải bài 3 vật lí 9: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng ampe kế và vôn kế như thế nào ? Để hiểu rõ về cách xác định, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về điện trở của dây dẫn
- Nội dung thực hành
A. Lý thuyết
- Trị số không đổi với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dẫy dẫn đó.
- Kí hiệu điện trở của dây dẫn trong sơ đồ mạch điện
- Điện trở biểu thị mức độ cản dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:
- Đơn vị điện trở: kí hiệu là Ω (ôm)
B. Nội dung thực hành
I. Chuẩn bị
Đối với mỗi học sinh:
- Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.
- Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
- Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
- Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
- Một công tắc.
- Chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài
II. Nội dung thực hành
- Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
- Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.
- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.
III. Mẫu báo cáo
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
Họ và tên:.................................. Lớp:.................................
1. Trả lời câu hỏi
a, Viết công thức tính điện trở
b, Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
c, Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
Hướng dẫn:
a) Công thức tính điện trở:
b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
2. Kết quả đo
a,
Kết quả đo Lần đo | Hiệu điện thế (V) | Cường độ dòng điện (A) | Điện trở () |
1 | 1,0 | 0,02 | 50 |
2 | 2,0 | 0,04 | 50 |
3 | 3,0 | 0,06 | 50 |
4 | 4,0 | 0,08 | 50 |
5 | 5,0 | 0,1 | 50 |
b, Giá trị trung bình của điện trở:
R = = 50($\Omega$)
c, Nhận xét
Nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo: Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 2 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Trong gia đình, các thiết bị nung nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?
- Giải bài 56 vật lí 9: Các tác dụng của ánh sáng
- Nhận xét mối quan hệ giữa số oát ghi trên mỗi đèn với độ sáng mạnh yếu của chúng.
- Hãy chỉ ra trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1, phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, là vô ích.
- Độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác so với thấu kính hội tụ ? sgk Vật lí 9 trang 119
- Giải bài 1 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ.
- Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4 sgk Vật lí 9 trang 114
- Vẫn thí nghiệm trên, nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló có đặc điểm gì ? sgk Vật lí 9 trang 114
- Rút ra nhận xét về màu của các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ. sgk Vật lí lớp 9
- Giải bài 13 vật lí 9: Điện năng Công của dòng điện