Giải bài 7 sinh 12: Thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời Sgk Sinh học lớp 12. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về đột biến nhiễm sắc thể
- Nội dung thực hành
A. Lý thuyết
Đột biến số lượng NSTgồm hai loại đột biến: đột biến lệch bội và đột biến đa bội
- Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng.
+ Một số dạng thường gặp: thể không (2n - 2), thể một (2n - 1), thể một kép (2n -1 - 1), thể ba (2n + 1), thể bốn (2n + 2), thể bốn kép (2n + 2 + 2),...
- Đột biến đa bội là dạng đột biến là tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài (>2n).
+ Có 2 loại tự đa bội:
- thể đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,...
- thể đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n, ...
B. Nội dung thực hành
I. Mục tiêu
- Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
- Rèn kĩ năng làm tieu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm học sinh được trang bị:
- Kính hiển vi quang học kèm theo vật kính 10x, 40x và thị kính 10x.
- Tiêu bản cố định bộ NST tế bào bạch cầu của người bình thường và bộ NST bất thường ở người.
- Châu chấu đực (đầu nhỏ, minh fthon), nước cất, oocxêin axêtic 4 - 5%, phiến kính, lá kính, kim mổ, kéo mổ.
- Các bản phôt ảnh chụp bộ NST bình thường của người với độ phóng đại lớn.
- Các ảnh chụp bộ NST bất thường ở người từ tiêu bản cố định.
III. Nội dung thực hành
1. Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi
- Quan sát toàn bộ tiêu bản ở dưới vật kính 10x để xác định vị trí của những tế bào đã nhìn thấy NST.
- Chỉnh vào vùng có nhiều tế bào và chuyển sang quan sát ở vật kính 40x.
2. Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST.
Làm tiêu bản của tinh hoàn châu chấu đực:
- Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu.
- Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra sẽ thấy 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn.
- Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vài giọt nước cất.
- Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn.
- Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian từ 15 – 20 phút.
- Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST tung ra.
- Đưa tiêu bản lên kính quan sát.
- Đếm số lượng và quan sát hình thái của từng NST.
IV. Một số hình ảnh kết quả quan sát
Bộ NST của người bình thường và người mắc bệnh đao
Đột biến số lượng NST ở rễ hành (4n)
NST ở tinh hoàn châu chấu đực
Xem thêm bài viết khác
- Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa
- Làm thế nào để nhận biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST giới tính X hay do gen NST thường quy định?
- Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào sau đây có thể có ở một quần thể sinh vật?
- Giải bài 22 sinh 12: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích
- Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá
- Giải bài 14 sinh 12: Thực hành lai giống
- Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất
- Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi Vanbec)?
- Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể NST số 1 hoặc số 2 (những NSTcó kích thước lớn nhất trong bộ NST người) của người?
- Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm gì giống và khác nhau?