-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giải đề 2 bài viết văn số 5 ngữ văn 9 kì 2 bài văn mẫu 1
Đề bài: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...). Lấy nhan đề "Những người không chịu thua số phận", em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy - Bài văn mẫu lớp 9
Bài làm
Không phải ai sinh ra cũng được may mắn. Có rất nhiều người phải chịu những số phận kém may mắn như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt … Nhưng không vì thế mà họ buông xuôi số phận. Họ đã không “đầu hàng” trước những khó khăn, ngược lại họ đã tự đứng lên từ trong gian khó để trở nhành những tấm gương sáng về lòng kiên trì, nghị lực và ý chí vươn lên.
Mỗi người họ sinh ra với những nỗi bất hạnh khác nhau, nhưng có một điểm chung chính là “không chịu thua số phận”. “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh ( tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu. Nhưng họ lại không phải là những con người cam chiu như vậy. Họ là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.
Những người “không chịu thua số phận” họ là ai? Họ chính là Nguyễn Ngọc Ký - người thầy mà các thế hệ học sinh Việt Nam đều biết đến. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyết tâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhà giáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam. Họ chính là Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội… Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệt ngã của số phận
Ở họ cái đáng quý nhất đó là nghị lực không ngừng vươn lên. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng không có nghĩa là lấy đi của họ tất cả. Họ vẫn còn một trái tim và khối óc. Họ vẫn có thể sống đáng hoàng, tự tin và sống có ích cho xã hội như bao người khác. Họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích. Để rồi chính những sự cố gắng, ý chí quyết tâm không ngừng đó đã đem đến cho họ những quả ngọt của thành công. Dẫu thành công có đến với họ muộn hơn, khó khăn hơn nhưng dư vị của nó thì ngọt ngào hơn gấp bội lần so với những người bình thường khác.
“Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình…Làm đúng như lời Bác Hồ nói họ đã trở thành những người “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Bên cạnh đó, chính họ đã truyền cảm hứng cho những con người may mắn hơn như chúng ta hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Giúp cho chúng ta hiểu thực sự cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Sẽ thật đáng buồn khi mà chúng ta, những người học sinh được tạo hóa ban tặng cho biết bao điều vậy mà chúng ta không biết tận dụng những sự may mắn đó. Có những bạn còn xem nhẹ việc học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người. Điều đó thật đáng buồn và đáng tiếc. Chúng ta phải biết soi vào những tấm gương cao cả “không chịu thua số phận” đó để không ngững hoàn thiện bản thân. Con đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng chính vì thế hãy luôn cố gắng, trau dồi bản thân, vượt qua khó khăn để có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Những con người không chịu thua số phận xứng đáng được mọi người yêu quý, và kính trọng cũng như yêu thương. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ, chia sẻ để những khó khăn vất vả của họ vơi đi. Cùng nhau làm nên một xã hội tốt đẹp ngập tràn yêu thương.
-
Nêu ý kiến của em về vấn đề đồng phục học đường Nghị luận về vấn đề trang phục học đường
-
Đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 9 tỉnh Đồng Nai năm 2022 Đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 9 năm 2022
-
Giá trị nội dung và nghệ thuật qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang thu
-
Suy nghĩ về hiện tượng học tủ học vẹt Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
Đề thi thử Toán vào 10 THPT Điềm Thụy, Thái Nguyên năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán
-
Nghị luận xã hội về sự tự tin Nghị luận xã hội bàn về sự tự tin
-
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2022 Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9
-
Đề thi thử vào 10 môn Toán tỉnh Hưng Yên năm 2022 Đề khảo sát chất lượng Toán 9 Hưng Yên
- Suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 3 Suy nghĩ về hiện tượng Việt Nam đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 2 Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 1 Hãy nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 4 Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng
- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Bài mẫu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương bằng lời của nhân vật Trương Sinh
- Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với Vũ Nương
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Bài viết số 1
- Bài viết số 2
- Bài viết số 3
- Bài viết số 5
- Bài viết số 6
- Bài viết số 7
- Dạng bài nghị luận xã hội
- Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
- Nghị luận về vấn đề tri thức là sức mạnh
- Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay
- Nêu ý kiến cùa em về vấn đề đồng phục học đường
- Nghị luận xã hội về vấn đề cả nước chung tay giúp đỡ người nhiễm chất độc màu da cam
- Đề 4 bài viết tập làm văn số 5 Ngữ văn 9 tập 2 bài mẫu 1
- Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ “Có chí thì nên”
- Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- Nghị luận xã hội: Đức tính khiêm nhường
- Nghị luận tư tưởng, đạo lý: Bàn về tinh thần tự học
- Trình bày suy nghĩ của anh chị về: “ Ý chí là con đường về đích sớm nhất”
- Suy nghĩ về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
- Bài văn nêu suy nghĩ của em về câu thành ngữ: Đẽo cày giữa đường
- Bài văn nghị luận: Tranh giành và nhường nhịn
- Nghị luận văn học
- Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Giải đề 2 bài viết văn số 5 ngữ văn 9 kì 2 bài văn mẫu 1
- Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Đề 2 bài viết văn số 6 lớp 9 nghị luận văn học
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
- Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Dạng bài thuyết minh
- Không tìm thấy