-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Bài làm
Trong kí ức con người có rất nhiều giai đoạn đáng để nhớ để lưu giữ thế nhưng đẹp nhất chỉ có thể là những năm tháng tuổi thơ êm dịu. Những năm tháng ấy sẽ đi theo con người đến suốt cả cuộc đời. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng không ngoại lệ. Kí ức tuổi thơ với hình ảnh bếp lửa và người bà đã trở thành những kí ức đẹp nhất trong cuộc đời nhà thơ.
Có thể nói hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm của Bằng Việt đã trở thành hình ảnh xuyên suốt một vùng không gian và thời gian. Từ kí ức cho đến hiện đại, từ những năm tháng gian khổ trong kháng chiến đến những ngày tháng bôn ba nơi xứ lạ. Hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà tần tảo đã trở thành một hoài niệm vô cùng sâu sắc của nhà thơ.
Những câu thơ đầu hiện lên trong tâm trí của nhà thơ đầy suy ngẫm:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Đó là hình ảnh một bếp lửa nhuốm màu cổ tích chờn vờn trong sương sớm. Ngọn lửa không to cũng chẳng nhỏ xua tan đi cái lạnh giá của vùng nông thôn buổi sáng tinh mơ. Hình ảnh đó khắc sâu trong tâm trí non nớt của đứa cháu bé bỏng. Nó chứa đựng cả một vùng trời kí ức, một miền tuổi thơ đầy sóng gió. Gắn liền với đó là hình ảnh của người bà dầu dải biết mấy nắng mưa. Nắng mưa ở đây không chỉ là những hiện tượng mang tính thiên nhiên thời tiết mà nó còn là những nắng mưa đời bà. Những bão giông của cuộc đời hằn lên đôi vai gầy khắc khoải của bà. Điệp từ “một bếp lửa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như khắc sâu vào trong tâm trí của tác giả nó làm sống dậy biết bao nhiêu kí ức tươi đẹp tuổi thơ.
Bốn tuổi cháu đã ở bên bà cháu nhớ đến những năm tháng đầy gian khổ đó đến giờ như còn sống dậy trong tâm trí:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Có thể nói Bằng Việt đã vô cùng khéo léo khi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ đầy mộc mạc giản dị thông qua hình ảnh vô cùng gợi hình. “mùi khói”, “nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”... những kỉ niệm đó như xoáy sâu vào tiềm thức non nớt của đứa trẻ bốn tuổi làm cho người đọc cũng thấy cay cay nơi sống mũi. Người ta thường bảo niềm vui thì nhanh quên nhưng nỗi buồn sự cơ hàn luôn theo con người đến hết đời quả không sai. Nếu như tuổi thơ của cháu đầy đủ về vật chất với bếp điện bếp ga thì có đâu hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu theo cháu đến cả những phương trời xa lạ đến thế?
Tám năm ròng cùng bà cùng bếp lửa. Tuổi thơ của người cháu thấm đẫm những trang buồn của đời bà của đất nước.
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
Xin cho miễn bình luận gì nhiều về tứ thơ này. Hãy cứ để nó nguyên phôi đến thế. Tâm lí của bà cũng trải dọc cùng nỗi đau của đất nước. Bà cũng như hình ảnh của biết bao nhiêu bà mẹ trên khắp mảnh đất chữ S này, vẫn yêu thương con vô bờ bến. Đó là vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ, tình yêu thương đoàn kết đùm bọc của xóm làng đã trở thành những hậu phương vững chắc cho tiền tuyến phương xa.
Vì thế ở đây hình ảnh bếp lửa đã cháy hừng hực thành cả một ngọn lửa:
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Từ bếp lửa mang ý nghĩa hẹp của tình bà cháu nó đã trở thành một ngọn lửa bất diệt của tình người. Ý thơ mang ý nghĩa khái quát rộng lớn. Đó chính là sức sống tình thương niềm tin của bà cháu và rộng hơn đó là của cả toàn dân tộc trong công cuộc vệ quốc vĩ đại lúc bấy giờ. Ngọn lửa đại biểu cho sự sống bất diệt không chỉ sưởi ấm trái tim tác giả mà còn sưởi ấm trái tim độc giả và biết bao thế hệ con người.
Hình ảnh bếp lửa cuối bài nhuốm màu sắc suy tư về cuộc đời của đứa cháu trưởng thành:
“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thêng liêng - bếp lửa...”
Hình ảnh người bà và bếp lửa chính là hai hình ảnh xuyên suốt và chi phối hết cả tứ thơ. Bếp lửa ở đây không chỉ mang ý nghĩa là thắp sáng tỏa nhiệt và mang lại hơi ấm nữa. Nó đã trở thành nơi để bà thắp lên những tình cảm yêu thương nồng cho đứa cháu. Mở ra cả một chân trời tri thức, cho cháu biết thế nào là yêu thương thế nào là tình làng nghĩa xóm. Để giờ đây khi đứa cháu đứng trên mảnh đất xung quanh toàn những con người xa lạ vẫn không thôi nhớ về hình ảnh bếp lửa giản dị của bà. Ngôn ngữ trăm lời không thể gói gọn và diễn tả tình cảm mãnh liệt bất diệt của đứa cháu.
Có thể nói bằng ý thơ giản dị ngôn từ mộc mạc Bằng Việt đã khắc họa cả một bầu trời kỉ niệm cho người đọc nhiều suy ngẫm. Tình cảm gia đình chính là thứ tình cảm chân quý và bình dị nhất trong mỗi con người. Nó mang con người đến sự tốt đẹp và hoàn mỹ nhất
-
Nêu ý kiến của em về vấn đề đồng phục học đường Nghị luận về vấn đề trang phục học đường
-
Đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 9 tỉnh Đồng Nai năm 2022 Đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 9 năm 2022
-
Giá trị nội dung và nghệ thuật qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang thu
-
Nghị luận xã hội về sự tự tin Nghị luận xã hội bàn về sự tự tin
-
Suy nghĩ về hiện tượng học tủ học vẹt Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
Nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi Giải Công nghệ 9
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán 2022
-
Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người Em hãy viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người
- Suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 3 Suy nghĩ về hiện tượng Việt Nam đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 2 Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 1 Hãy nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu
- Bài văn mẫu số 5 lớp 9 đề 4 Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng
- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Bài mẫu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương bằng lời của nhân vật Trương Sinh
- Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với Vũ Nương
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Bài viết số 1
- Bài viết số 2
- Bài viết số 3
- Bài viết số 5
- Bài viết số 6
- Bài viết số 7
- Dạng bài nghị luận xã hội
- Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
- Nghị luận về vấn đề tri thức là sức mạnh
- Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay
- Nêu ý kiến cùa em về vấn đề đồng phục học đường
- Nghị luận xã hội về vấn đề cả nước chung tay giúp đỡ người nhiễm chất độc màu da cam
- Đề 4 bài viết tập làm văn số 5 Ngữ văn 9 tập 2 bài mẫu 1
- Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ “Có chí thì nên”
- Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- Nghị luận xã hội: Đức tính khiêm nhường
- Nghị luận tư tưởng, đạo lý: Bàn về tinh thần tự học
- Trình bày suy nghĩ của anh chị về: “ Ý chí là con đường về đích sớm nhất”
- Suy nghĩ về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
- Bài văn nêu suy nghĩ của em về câu thành ngữ: Đẽo cày giữa đường
- Bài văn nghị luận: Tranh giành và nhường nhịn
- Nghị luận văn học
- Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Giải đề 2 bài viết văn số 5 ngữ văn 9 kì 2 bài văn mẫu 1
- Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Đề 2 bài viết văn số 6 lớp 9 nghị luận văn học
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
- Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Dạng bài thuyết minh
- Không tìm thấy