Giải sinh 7 bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Yêu cầu
- Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
- Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, biết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ đã vẽ sẵn trong sách
II. Chuẩn bị
- Học kĩ các kiến thức ở bài 22 về tôm sông.
- Tôm sông sống. Để giữ tôm sống, thả chúng vào bình nước và cho vào bình ít cây rong ở trên.
- Khay mổ, dụng cụ mổ, lúp cầm tay, lúp bàn.
III. Nội dung
1. Mổ và quan sát mang tôm
- Mổ khoang mang tôm theo hai bước:
- Dùng kẹp nâng và cắt theo dương chấm, gạch.
- Khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang ở gốc.
- Quan sát bằng kính lúp có độ phóng đại lớn.
2. Mổ và quan sát cấu tạo trong
a, Cách mổ tôm
Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim rồi mổ theo hai bước:
- Bước 1: Dùng kẹp nâng, kéo cắt 2 đường AB và A'B' song song, đến gốc 2 mắt kép thì cắt đường ngang BB'
- Bước 2: Cắt 2 đường AC và A'C' ngược xuống phái đuôi.
Sau đó:
- Đổ ngập nước cơ thể tôm
- Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát.
b, Cơ quan tiêu hóa
- Ống tiêu hóa ở tôm có thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày.
- Dạ dày thuôn về phía sau, có màu tối. Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.
- Ruột tôm có màu hồng thẫm, rất mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.
c, Cơ quan thần kinh
- Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội tạng ra, kể cả các khối cơ ở phần ngực và phần bụng.
IV. Thu hoạch
* Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp dưới nước của mang và chú thích trực tiếp vào hình thay cho các con số: 1, 2, 3, 4.
Hướng dẫn:
- 1. Lá mang.
- 2. Cấu tạo hình lông chim của lá mang.
- 3. Bó cơ.
- 4. Đốt gốc chân ngực.
* Hoàn thành các chú thích ở các hình 23.3 B,C thay cho các chữ số.
Hướng dẫn:
- Hình 23.3B
- 3. Dạ dày
- 4. Tuyến gan
- 6. Ruột
- Hình 23.3C
- 1. Hạch não
- 2. Vòng thần kinh hầu
- 5. Chuỗi thần kinh ngực
- 7. Chuỗi thần kinh bụng
Xem thêm bài viết khác
- Cách di chuyển của trùng roi?
- Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức
- Nêu tác hại của giun đũa với sức khóc con người
- Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
- Trùng roi giống và khác với thực vật ở những đặc điểm nào?
- Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp
- Giải bài 6 sinh 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
- Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay
- Ở các chợ ở địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu?
- Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
- Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú đối với con người