Giải sinh học 9 bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến Sinh học lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Mục tiêu
- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.
- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản.
II. Chuẩn bị
1. Tranh ảnh
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa; hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và người.
- Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành lá, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tắm, dưa hấu....
2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- 2 tiêu bản hiển vi về:
+ Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
+ Bộ NST lưỡng bội (2n NST), tam bội (3n NST) và tứ bội (4n NST) ở dưa hấu.
- 1 kính hiển vi quang học (có độ phóng đại 100 - 400 lần)
III. Cách tiến hành
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 10 - 15 học sinh
- Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến
- Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng.
IV. Thu hoạch
Đột biến lông chuột
Bệnh bạch tạng ở người
Lúa von
Bảng 26. Phân biệt dạng đột biết với dạng gốc
Đối tượng | Mẫu quan sát | Kết quả | |
Dạng gốc | Dạng đột biến | ||
Đột biến hình thái | Lông chuột (màu sắc) | Màu xám | Màu trắng |
Người (màu sắc) | Da trắng hồng, lông tóc màu nâu hoặc màu đen | Da, lông, tóc màu trắng, mắt hồng | |
Lá lúa (màu sắc) | Màu xanh, có diệp lục | Màu trắng, không có diệp lục | |
Thân bông hạt (hình thái ) | Thân, bông, hạt bình thường | Thân cứng, nhiều bông, nhiều hạt | |
Đột biến NST | Dâu tằm | quả màu đỏ | quả màu đen |
Hành tây | Kích thước nhỏ | kích thước lớn | |
Hành ta | thân, lá nhỏ | thân, lá lớn | |
Dưa hấu | có nhiều hạt | không hạt |
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 40 sinh 9: Ôn tập phần Di truyền và biến dị
- Ở những loài mà đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xi 1:1?
- Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Thế nào là một quần xã? Quần xã khác với quần thể như thế nào?
- Nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật
- Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù?
- Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thề dị bội có sô lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n 1)?
- Từ bảng sô lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?
- Giải bài 25 sinh 9: Thường biến
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
- Giải sinh học 9 bài 56-57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương