Giải thí nghiệm 1 bài 14: Bài thực hành 2 -Tính chất của một số hợp chất nitơ
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng
- Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch trong mỗi ống nghiệm.
- Giải thích và viết các phương trình hóa học.
Bài làm:
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng
Dụng cụ , hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, bông, đèn cồn.
- Hóa chất: dung dịch HNO3 đặc (68%), dung dịch HNO3 loãng (15%), dd NaOH
Cách tiến hành:
- Lấy vào ống nghiệp thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5ml dung dịch HNO3 loãng (15%). Cho vào ống nghiệp một mảnh nhỏ đồng kim loại.
- Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.
Hiện tượng – giải thích:
- Ống nghiệm 1: Thấy mảnh đồng tan, dung dịch chuyển dần sang màu xanh, có bọt khí xuất hiện, khí thoát ra có màu nâu.
Cu + 4HNO3đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O
- Ống nghiệm 2: Thấy mảnh đồng tan, dung dịch chuyển dần sang màu xanh, có bọt khí xuất hiện, để một thời gian thấy khí thoát ra trong ống nghiệm có màu nâu.
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2NO + O2 →(to) 2NO2
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 37 hoá 11: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên sgk trang 169
- Giải bài 36 hoá 11: Hidrocacbon thơm sgk trang 162
- Giải câu 1 bài 11: Axit photphoric và muối photphat
- Giải câu 2 bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan sgk Hóa học 11 trang 123
- Giải câu 2 bài 5 Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Giải câu 2 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
- Giải câu 5 bài 26: Xicloankan sgk Hóa học trang 121
- Giải câu 1 bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
- Giải câu 6 bài 41 hóa 11: Phenol sgk trang 193
- Giải câu 1 bài 36 hoá 11: Hidrocacbon thơm sgk trang 162
- Giải bài 43 hóa 11: Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol sgk trang 196
- Giải bài 2: Axit, bazơ, muối