Giải thí nghiệm 1 Bài 6: Bài thực hành 1: Tính chất axit bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ
- So sánh này của mẩu giấy chỉ thị pH với mẫu chuẩn. Từ đó xác định giá trị pH của dung dịch HCl 0,1M.
- Giải thích đổi màu khác nhau dựa theo thang pH của các dung dịch CH3COOH 0,1M ; NaOH 0,1M ; NH3 0,1M.
Bài làm:
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ
Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: công tơ hút, thang pH
- Hóa chất: dd HCl 1M, dd CH3COOH 0,1M ; NaOH 0,1M ; NH3 0,1M, giấy chỉ thị pH.
Cách tiến hành:
- Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy có một giọt dung dịch HCl 0,1M.
- Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: CH3COOH 0,1M ; NaOH 0,1M ; NH3 0,1M.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi nhỏ lên mẩu giấy có một giọt dung dịch HCl 0,1M ta thấy màu của giấy chỉ thị màu đỏ, trùng với màu của pH = 1
- Tương tự ta nhỏ lần lượt các dung dịch:
- CH3COOH 0,1M thấy giấy chỉ thị màu hồng nhạt trùng với màu của pH = 5
- NaOH 0,1M thấy giấy chỉ thị màu xanh lam đậm trùng với màu của pH = 14
- NH3 0,1M. thấy giấy chỉ thị màu xanh lam nhạt trùng với màu của pH = 9
=>Tuy cùng nồng đồ, nhưng CH3COOH và NH3 là chất điện li yếu nên chúng có tính axit hay bazơ yếu.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 1 bài 41 hóa 11: Phenol sgk trang 193
- Giải câu 6 bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải câu 6 bài 29: Anken sgk Hóa học 11 trang 132
- Giải câu 4 bài 15: Cacbon
- Giải bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ
- Giải câu 6 bài 32 Ankin sgk Hóa học 11 trang 145
- Giải câu 6 bài 17: Silic và hợp chất của silic
- Giải câu 4 bài 42 hóa 11: Luyện tập : Dẫn xuất halogen, ancol và phenol sgk trang 195
- Giải câu 2 bài 40 hóa 11: Ancol sgk trang 186
- Giải Bài 8: Amoniac và muối amoni
- Giải câu 2 Bài 8: Amoniac và muối amoni
- Giải câu 5 bài 30: Ankađien sgk Hóa học 11 trang 136