- Hãy nêu các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua và dự bào mức độ trong những năm tới.
C. Hoạt động luyện tập
1. Xem phim về nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam.
Phân tích nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu trong đoạn phim.
2. Trả lời câu hỏi
- Hãy nêu các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua và dự bào mức độ trong những năm tới.
- Dự bóa những hậu quả sẽ xảy ra do nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng ở Việt Nam.
Bài làm:
2. Với trên 3.000km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Sự tác động của biến đổi khí hậu mà cụ thể là sự gia tăng của mực nước biển đang có xu hướng làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là các vùng đất ven biển. Như ở Nam Định, từ 2005 đến nay, mực nước biển tại huyện Giao Thủy đã dâng cao thêm 20 cm. Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam, trong giai đoạn từ 1998 – 2008, tốc độ dâng lên của mực nước biển ở Việt Nam là khoảng 3 mm/năm. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20 cm.
Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 30C và mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 1m. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 90% diện tích trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn, 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, đồng nghĩa với khoảng 20% xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ...Tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thủy sản. Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng xói lở bờ biển tăng lên, trực tiếp đe dọa các công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và một số đô thị trên nhiều tuyến bờ biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD. Gần 6 triệu người – chiếm 7,3% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do hiện tượng ngập lụt khi nước biển dâng, 82,5% hệ thống cấp nước ở các vùng trũng Nam Bộ trong đó 71,7% là ở đồng bằng Sông Cửu Long và 10,8% ở Đông Nam bộ sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tượng ngập lụt này sẽ dẫn tới sự thay đổi độ mặn của nước, thay đổi điều kiện sinh sống, sản xuất và đa dạng sinh học. Khu vực vùng núi tuy không chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng nhưng chúng chịu những ảnh hưởng gián tiếp như: gia tăng các hiện tượng lũ ống, lũ quét, vấn đề về nước sạch và đất ở. Còn đối với khu vực miền núi, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng nhưng lại chịu không ít các tác động gián tiếp như về an ninh lương thực, vấn đề nước sạch, vấn đề về chỗ ở và đất sản xuất….
Xem thêm bài viết khác
- Hãy xếp các muối sau thành hai loại
- Theo em, câu hỏi của Phle-minh là gì?
- Khoa học tự nhiên 8 bài 6 KHTN 8 bài 6: Oxit
- Theo em bạn nào nói chính xác hơn ?
- Trò chơi "Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!"
- Tại sao về mùa hè, ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen ?
- Khoa học tự nhiên 8 bài 36: Các biện pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Khoa học tự nhiên 8
- 1. Tìm hiều về sự co cơ
- Nêu sự khác nhau về tính chất hóa học giữa axit mạnh và axit yếu
- iến hành thí nghiệm như hình 22.1, quan sát thí nghiệm và ghi kết quả.
- Từ thí nghiệm trên, em có thể dự đoán than hoạt tính có những ứng dụng nào?
- Cho biết ứng dụng của muối cacbonat