Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Câu 2: Trang 160 - sgk Sinh học
Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
Bài làm:
Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:
- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...
- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.
Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:
- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 38 sinh 12: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Giải câu 4 bài 16 Sinh học 12 trang 70
- Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc
- Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
- khái niệm di truyền cơ bản
- Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi Vanbec)?
- Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực
- Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên một NST?
- Giải bài 32 sinh 12: Nguồn gốc sự sống
- Đế tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biện pháp gì?
- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
- Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?