Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận định trên.
II. Năng lượng hao phí
1. Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận định trên.
2. Nêu tình huống (ở gia đình, ở lớp học) cho thấy luôn có năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình sử dụng năng lượng. Xác định nguyên nhân gây ra sự hao phí đó.
3. Năng lượng hao phí khi đi xe đạp.
Quan sát hình 4.1, mô tả một học sinh đang đi xe đạp.
a) Dự đoán xem ở bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?
b) Dạng năng lượng nào là hữu ích, là hao phí đối với người và xe?
4. Năng lượng hao phí khi ô tô chạy
a) Nêu tên các dạng năng lượng có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường
b) Năng lượng có thể bị hao phí ở các bộ phận nào của ô tô khi nó chuyển động? Những hao phí này ảnh hưởng
Bài làm:
1. Ví dụ: Khi thả quả bóng cao su từ trên cao xuống, sau nhiều lần nảy lên độ cao của nó giảm dần. Vì năng lượng của quả bóng bị hao phí một phần thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí làm cho các phần tử không khí chuyển động
2. Tình huống cho thấy luôn có năng lượng hao phí:
- Khi dùng quạt điện, sau một thời gian chiếc quạt nóng lên
- Khi đá vào quả bóng, quả bóng chuyển động một lúc sẽ dừng lại.
- Dùng bóng đèn điện để phát sáng, sau một thời gian bóng sẽ nóng lên.
3. a) Bánh xe có thể là bộ phận xảy ra hao phí năng lượng nhiều nhất.
b) Động năng giúp người và xe chuyển động là có ích, nhiệt năng khi bánh xe tiếp xúc với đường là hao phí.
4. a) Năng lượng xuất hiện khi ô tô chạy trên đường: nhiệt năng, động năng, năng lượng âm, năng lượng ánh sáng.
b) Năng lượng bị hao phí ở bánh xe và động cơ của xe.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 44: Lực ma sát
- Trong việc đun sôi nước như hình trên, năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là hao phí?
- Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
- Em hãy cho biết các đồ dùng trong hình bên được làm từ những vật liệu nào.
- Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không?
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 42: Biến dạng của lò xo
- Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim sao Thổ, ... đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế đúng hay sai? Tại sao?
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 50: Năng lượng tái tạo
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 24: Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết