Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
3. Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
a. Nghe thầy cô kể lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
b. Dựa vào lời kể của thầy cô và lời ghi dưới mỗi bức ảnh, em hãy giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh dưới đây.
c. Mỗi nhóm cử đại diện kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?
- Truyện phim có những nhân vật nào?
- Sau ba mươi năm, Mai-cơ đã đến Việt Nam để làm gì?
- Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Mỹ Lai như thế nào?
- Những việc làm nào thể hiện còn một số lính Mĩ vẫn có lương tri và ghê sợ hành động của quân đội Mĩ?
- Tiếng đàn của Mai-cơ có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai:
Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có một cựu chiến binh Mĩ tên là Mai –cơ trở lại Việt Nam, mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai – nơi mà cách đây 30 năm nhiều người vô tội đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...
Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân đội Mỹ hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: tàn phá ruộng vườn, nhà cửa, gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ
Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, nhờ ba viên phi công có lương tâm có ít người đã may mắn sống sót. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống, Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy ngay tới. Nhưng kì lạ thay, hắn không cứu em gái ấy mà nổ súng bắn chết em. Sau đó, họ thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi mười người dân. Căm giận trước những hành động dã man của đồng đội, anh Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính và lệnh cho Côn-bơn xạ thủ súng máy chĩa súng vào toán lính Mĩ sẵn sàng nhả đạn, nếu chúng tiến lại gần. Tiếp đó anh lệnh cho hai chiếc trực thăng khác trong đội bay đỗ xuống chở những người dân về nơi an toàn..Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
Hai lính Mĩ đang dìu một người lính da đen (tên là Hơ- bớt). Anh ta đã tự bắn vào chân mình để không tham gia tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra trước ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
Vụ thảm sát Mỹ Lai bị báo chí phanh phui trước công luận. Tòa án Mĩ buộc phải đem vụ thảm sát người dân vô tội ở Mĩ Lai ra xét xử.
Sau 30 năm, Tôm-xơn và Côn-bơn trơ lại Việt Nam, gặp lại những người được họ cứu sống trong ngày xảy ra nạn thảm sát. Hai anh vô cùng xúc động trước tình cảm của người dân ở đây.
=> Ý nghĩa của câu chuyện:
- Tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi hòa bình.
- Ca ngợi những người Mỹ có lương tâm, dũng cảm đã ngăn chặn tội ác và tố cáo những việc làm phi nghĩa của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Nối nhóm từ (in đậm) ở cột A với tên gọi thích hợp ở cột B.
- Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào mỗi chỗ trống sau:
- Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên và ghi vào vở
- Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở hoạt động 3 và viết vào vở.
- Đọc đoạn văn sau và xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn:
- Sưu tầm tranh ảnh về cảnh sông nước
- Trong những câu nào dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã lập được ở bài 3B, viết thành một đoạn văn.
- Giải bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Viết lại vào vở cho đúng chính tả các tên riêng sau:
- Chia sẻ với người thân những điều em biết về Tổ quốc qua bức tranh chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em.
- Đoạn văn trên tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Viết các từ ngữ em tìm được vào vở: