Kể tên những loài thân mềm, chân khớp mà em biết?
II. Các nhóm động vật
1. Động vật không xương sống
* Câu hỏi: Kể tên những loài thân mềm, chân khớp mà em biết?
* Hoạt động:
1. Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào.
2. Dựa vào cầu trả lời ở câu trên, hãy quan sát hình 13.7 và hoàn thành vào bảng theo mẫu sau vào vở.
Tên loài | Đặc điểm nhận biết | Ngành |
Sứa | ||
Châu chấu | ||
Hàu biển | ||
Rươi |
2. Động vật có xương sống
* Câu hỏi:
1. Em hãy lấy thêm ví dụ về các loài cá mà em biết.
2. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó có sống được không? Vì sao?
3. Cá heo và cá voi sống dưới nước và đều được gọi là cá, tuy nhiên chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp Động vật có vú. Em hãy tìm hiểu về hai loài trên và giải thích vì sao chúng lại không được xếp vào lớp Cá.
Bài làm:
* Câu hỏi:
- Loài thân mềm: ốc sên, bạch tuộc, mực, ốc anh vũ, ...
- Loài chân khớp: tôm, dế mèn, cua, châu chấu, bọ hung, ...
Hoạt động:
1. Ruột khoang: cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở
Giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
Giun tròn: cơ thể tròn hình trụ
Giun đốt: cơ thể phân đốt
Thân mềm: cơ thể rất mềm, thường được bao bọc lớp vỏ cứng bên ngoài
Chân khớp: chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động
2.
Tên loài | Đặc điểm nhận biết | Ngành |
Sứa | cơ thể đối xứng, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở ở phần trên cơ thể | ruột khoang |
Châu chấu | chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động | chân khớp |
Hàu biển | cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài | thân mềm |
Rươi | cơ thể phân đốt | giun đốt |
2. Động vật có xương sống
* Câu hỏi:
1. Các loài cá: cá rô phi, cá cờ, cá mập, cá cơm, cá voi, ...
2. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó không sống được vì nó hô hấp bằng da và phổi nhưng chủ yếu là hô hấp bằng da, trong môi trường khô ráo thì da nó sẽ bị khô và nó sẽ không hô hấp được và chết.
3. Cá heo và cá voi thuộc lớp động vật có vú vì chúng hít thở không khí bằng phổi, đẻ con và nuôi chúng bằng tuyến vú; tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 33: Thực hành quan sát các loại nấm
- Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi * (hoặc giống) rồi đến loài.
- Quan sát hình 11.1 và đọc phần mô tả trong hình, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý
- Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2).
- Quan sát hình 6.1 và trả lời câu hỏi
- Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
- Nêu một vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.
- Nêu vai trò của không khí đối với sự sống
- Cho một thìa dầu ăn vào chai nước, lắc mạnh, hỗn hợp chuyển thành
- Quan sát một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 32: Nấm