[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 12: Một số vật liệu
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 12: Một số vật liệu sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 12.1. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 12.2.Cho các vật liệu sau: nhựa, thuỷ tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là
A.2. B.3. C.4 D.5.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 12.3. Hãy kể tên một số vật dụng được làm từ kim loại.
Trả lời:
- Một số vật dụng được làm từ kim loại: nồi, thìa, chìa khoá,...
Câu 12.4. Hãy kể tên các vật liệu được sử dụng để làm bánh xe, khung xe của một chiếc xe đạp (Hình 12.1).
Trả lời:
- Vật liệu được sử dụng để làm một chiếc xe đạp: Khung xe, nan hoa, vành xe: làm bằng kim loại; săm lốp làm bằng cao su.
Câu 12.5. Cho các đồ vật sau đây (Hình 12.2):
Các đồ vật đó được làm từ vật liệu gì?
Trả lời:
- Vật liệu: gó, kim loại, thuỷ tỉnh, cao su, gốm.
Câu 12.6. Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Câu 12.7. Người ta dùng vật liệu gì để làm chốt phích cầm, tay cầm và dây điện của phích cầm điện (Hình 123)? Để lựa chọn vật liệu làm ra từng bộ phận của phích cắm điện ở trên, người ta đã dựa vào tính chất nào của vật liệu.
Trả lời:
- Phích cắm điện có phần lõi dây điện, chốt phích cắm thường làm bằng đồng hoặc nhôm là vật liệu dẫn điện tốt. Vỏ dây điện, tay cầm (thân phích cảm) làm bằng nhựa để cách điện.
Câu 12.8. Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, người ta hay dùng vật liệu nào để làm nối, xoong nấu thức ăn? Tại sao phải chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác?
Trả lời:
- Đồ dùng nấu thức ăn cần làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt như kim loại. Còn tay cầm thì cần làm bằng vật liệu dẫn nhiệt kém hoặc cách nhiệt như nhựa, gỗ.
Câu 12.9. Em hãy cho biết sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày? Kể tên 3 - 5 loại rác thải trong gia đình có thể tái chế được thành sản phẩm mới.
Trả lời:
- Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải. Có nhiều cách phân loại khác nhau, ví dụ: rác dễ phân huỷ, rác khó phân huỷ và rác có thể tái chế. Một số rác thải gia đình có thể dùng để tái chế là: sách báo cũ, đồ nhựa, quần áo cũ, vỏ lon, hộp đựng bánh kẹo,...
Câu 12.10. Hãy kể một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới.
Trả lời:
Một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới:
- Sử dụng những chiếc chai dùng đựng nước uống đã dùng hết thành lọ đựng đồ dùng học tập hay trồng hoa,...
- Vỏ những lon bia bằng nhôm đã dùng hết mài một đầu làm thành những chiếc cốc đựng nước hay mục đích khác.
- Những chiếc áo len rách có thể đan thành những chiếc mũ hay chiếc áo mới loại khác.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 26: Khóa lưỡng phân
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 13: Một số nguyên liệu
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 50: Năng lượng tái tạo
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 34: Thực vật
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 55: Ngân hà
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 3: Sử dụng kính lúp
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 41: Biểu diễn lực
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 45: Lực cản của nước