[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 50: Năng lượng tái tạo
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 50: Năng lượng tái tạo sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 50.1.
a) Thế nào là năng lượng tái tạo?
b) Thế nào là năng lượng không tái tạo?
Trả lời:
a) Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, ...
b) Năng lượng không tái tạo đây chính là sự chỉ định trao nguồn năng lượng. Khi được dùng không thể tái tạo lại bởi thiên nhiên hay con người trong khung thời gian nhất định. Một số ví dụ về loại năng lượng không tái tạo có thể kể đến như than, dầu, khí tự nhiên…
Câu 50.2. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Than.
B. Khí tự nhiên.
C. Gió.
D. Dầu.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 50.3. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. Mặt Trời.
B. Nước.
C. Gió.
D. Dầu.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 50.4. Sắp xếp các đối tượng trong Hình 50.1 dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất điện bằng pin mặt trời.
Trả lời:
- Thứ tự để thấy được cách sản xuất điện bằng pin mặt trời là: b -> a -> c
Câu 50.5. Sắp xếp các đối tượng trong Hình 50-2 dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất nhiên liệu từ thực vật.
Trả lời:
- Thứ tự để thấy được cách sản xuất nhiên liệu từ thực vật: e -> a -> c -> d -> b
Câu 50.6*. Thảo luận với bạn trong nhóm để tìm hiểu loại năng lượng nào đang được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tại sao loại năng lượng đó được sử dụng phổ biến?
Trả lời:
- Năng lượng tái tao đang được sử dụng phổ biến ở nước ta. Vì Việt Nam có tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo là rất lớn, việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, các nguồn điện được sản xuất ra từ các nguồn năng lượng tái tạo đang được xem là sự bổ sung lý tưởng cho sự thiếu hụt điện năng và không chỉ giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà còn góp phần phân tán rủi ro, tăng cường, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.