Lập kế hoạch cho một cây trồng cụ thể
2. Lập kế hoạch cho một cây trồng cụ thể
Bài làm:
Bước 1: Chọn địa điểm trồng rau muống ( trồng ngoài vườn hoặc các thùng xốp, xô chậu)
Bước 2: Chuẩn bị vật dụng trồng
Bước 3: Làm đất trồng rau muống:
- Loại đất thích hợp nhất để trồng rau muống là đất có nhiều bùn, đất thịt và đất hơi ngập nước.
- Trước khi trồng khoảng 7 - 10 ngày, nên bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, sau đó cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác trong đất để gieo trồng rau muống.
- (có thể trồng bằng hạt rau muống hoặc dùng phần thân cây già có rễ sau đó mang trồng xuống đất.)
Bước 4: Ngâm và ủ hạt rau muống
- Ngâm hạt giống rau muống vào nước ấm khoảng 30 - 40°C từ 3 - 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 - 30°C trong vòng 6 - 10 tiếng. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống ráo khô nước rồi đem gieo.
Bước 5: Gieo hạt rau muống (Gieo hạt rau muống trong thùng xốp, xô chậu)
- Đổ lượng đất vào thùng hay xô chậu, đất gieo hạt phải ẩm, mềm, tơi xốp, đất sạch và giàu dinh dưỡng. Bạn tưới nước vào trộn đều cho đất ẩm, sau đó san phẳng mặt đất, rạch đường thẳng hàng với độ sâu khoảng 0,5cm.
- Gieo rải hạt rau lên mặt đất, gieo với khoảng cách vừa, không quá dày. Sau đó lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên. Tưới phun một ít nước lên mặt đất để tạo ẩm cho đất. Tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 1 tuần đầu.
Lưu ý:
- Che đậy khay ươm bằng tấm lưới màu, bìa carton hoặc rơm cỏ khô và đặt chậu ươm ở nơi râm mát trong vòng 1 tuần để thúc đẩy việc nảy mầm.
- Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối. Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mang ra nơi có ánh sáng nhẹ để cây sinh trưởng.
- Khi cây cao được 2 - 3 cm thì vun gốc để giữ cho cây con bám đất tốt hơn.
Bước 6: Trồng rau muống
- Khi cây có 4 - 5 lá thì bắt đầu tỉa bớt những cây con để ăn giống như rau mầm, chỉ để lại khoảng cách giữa các hàng và các cây
Bước 7: Chăm sóc rau muống (Tưới nước, bón phân,...)
Xem thêm bài viết khác
- Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng nào được xuất khẩu? Tại sao những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta?
- Em đã trồng những loại cây gì ở nhà trường/ địa phương/ gia đình? Cho biết thời gian nào? Mục đích trồng cây để làm gì?
- Tại sao nên lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh là chính để phòng trừ sâu bệnh?
- Nêu giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của con tôm. Tôm sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện như thế nào?
- Em có nhận xét gì về ý định của bác Lai? Theo em, bác Lai cần phải làm gì trước khi quyết định trồng thanh long ở địa phương mình?
- Em hãy tìm hiểu một loài hủy sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế cao từ các nguồn tài liêu như sách, báo, tài liệu hướng dẫn nuôi thủy sản hoặc tra cứu trên mạng internet.
- Ghép nội dung ở cột 1 với nội dung ở cột 3 trong bảng dưới đây sao cho phù hợp:
- Nghiên cứu kĩ thuật trồng cây keo trong bảng sau, ghép đôi các bước với từng hình tương ứng:
- Nguồn lợi hải sản gồm những loại nào? Nguồn lợi hải sản của Việt Nam có đặc điểm như thế nào?
- Đánh dấu x vào ô ở cột đúng hoặc không đúng cho phù hợp với câu hỏi sau:
- Công nghệ VNEN 7 bài 6: Công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Chuồng trâu rong hình bên chưa đáp ứng được những vai trò gì của chuồng nuôi? Vì sao?