Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi:
a) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
b) Tình cảm , cảm xúc nổi bật đc thể hiện qua bài ca dao là gì?
c) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nao? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.
Bài làm:
Bài 1:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
- Bài ca dao trên là cha mẹ nói với con cái. Dựa vào câu “con ơi” ở cuối bài
- Tình cảm nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là tình cao nghĩa rộng mà cha mẹ dành cho con. Công lao của cha mẹ như núi như biển, không bao giờ có thể kể hết công lao của cha mẹ.
- Biện pháp nghệ thuật ược các tác giả dân gian sử dụng đó là biện pháp so sánh cùng thể thơ lục bát ngọt ngào như tiếng hát ru. Tac giả sử dụng các hình ảnh so sánh: núi ngất trời, biển Đông để ví với công lao trời bể của cha mẹ để thấy được sự hi sinh lớn lao của đấng sinh thành, dành cả cuộc đời để chăm lo cho con. Cụm từ hán việt “cù lao chín chữ” để nói đến công lao sinh thành, nâng đỡ, nuôi dưỡng, giáo dục… Qua đó nhằm nhấn mạnh công ơn sâu nặng của cha mẹ.
Bài 2:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vây
- Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc lời của anh em nói với nhau. Dựa vào các từ “bác mẹ”, “anh em”.
- Tình cảm nổi bật trong bài thơ là lời răn dạy về tình cảm anh em trong gia đình, anh em phải sống hòa thuận để cha mẹ được vui lòng.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “Anh em như thể tay chân” thể hiện sự gắn bó thân mật, gần gũi của anh em trong một gia đình.
Bài 3:
Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
…
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh/
Đèn Sòng thiêng nhất cứ Thanh
Ở trên đỉnh Lạng có thành tiên xây.
- Là lời của anh nói với em hay chính là lời của những người dân khi nói về tình yêu, sự hiểu biết và niềm tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật là sử dụng lối nói đối đáp: người hỏi – người trả lời, các cảnh đẹp với nét đẹp riêng được nhắc lại qua hai lời đối đáp, ó tác dụng nhấn mạnh, thể hiện sự am hiểu, làm nổi bật cảnh đẹp của đất nước.
Bài 4:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Là lời của chàng trai nói với cô gái, dựa vào lời nói “Thân em”.
- Bài ca dao ca ngợi vể đẹp của cánh đồng, của thiên nhiên rộng lớn tươi đẹp, ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Qua đó ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất đa dạng:
- Biện pháp so sánh “thân em như chẽn lúa đòng đòng”, thể hiện nét đẹp, sức sống, tươi mới của người con gái như cây lúa sắp trổ bông.
- Thể thơ có sự thay đổi, sử dụng các câu tho 12, 8 chữ
- Sử dụng nhiều từ láy: đòng đòng, phất phơ, mênh mông
- Dùng từ ngữ địa phương: tê, ni
- Đảo ngữ: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông
Qua các biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh đẹp quê hương và nét đẹp của người con gái thôn quê.
Xem thêm bài viết khác
- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến thứ quà nào? Chia sẻ một vài hiểu biết của em về thứ quà đó
- Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu
- Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của mình.
- Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “Mẹ tôi”
- Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:
- Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy
- So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau
- Từ những ví dụ trên, hãy cho biết: Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Đọc một câu thơ ( bài thơ) Hồ Chí Minh có hình ảnh trăng em đã sưu tầm và nêu cảm nhận của em về bài thơ.
- Những chữ nào có thể ghép với nhau tạo ra từ những tiếng: nam, quốc, sơn, hà, nam, đế, cư
- Có cần phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không?
- Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào(vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?