Nêu một vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.
IV. Sự hòa tan các chất
1. Khả năng tan của các chất
* Câu hỏi
Nêu một vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước.
* Hoạt động: Sự hòa tan của một số chất rắn
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Trong số các chất đã dùng, chất nào tan, chất nào không tan trong nước
2. Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan
* Câu hỏi. Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?
Bài làm:
1. Khả năng tan của các chất
* Câu hỏi
- Một số chất rắn tan được trong nước: đường, muối, viên C sủi,...
- Một số chất lỏng tan được trong nước: rượu, giấm ăn, ...
- Một số chất khí tan được trong nước: oxygen, cacbon dioxide, ...
* Hoạt động
1. Đường, muối ăn tan trong nước, đá vôi không tan
2. Bột mì, bột gạo không tan trong nước
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan
* Câu hỏi: Để hòa tan nhiều muối ăn hơn, ta phải pha trong nước nóng vì khả năng tan của muối ăn trong nước tăng theo nhiệt độ
Xem thêm bài viết khác
- Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không?
- Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
- Quan sát hình 15.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.
- Khi nào thì tế bào phân chia?
- Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 44: Lực ma sát
- Quan sát hình 3.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Em hãy cho biết mỗi biển báo trong Hình 2.2 có ý nghĩa gì?
- Trong các lực ở hình 1.1, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn
- Tại sao khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau?
- Quan sát hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.