Nội dung chính bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Các thành phần biệt lập (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Các thành phần gọi đáp và phụ chú cũng là thành phần biệt lập
  • Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
  • Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa dấu hai dấu gạch nganh, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. nhiều khi thành phần phụ chú được đặt giữa dấu hai chấm

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thành phần gọi đáp.

  • Thành phần gọi đáp dùng để dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.
  • Nếu trong câu có các từ như này, dạ, thưa, ơi…Nhưng các từ này không có nghĩa diễn đạt nghĩa cho câu thì đó là thành phần gọi đáp.

VD1:

- Thưa cô, em xin phép đọc bài!

=> Thành phần gọi đáp: Thưa

VD2:

Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn.

Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

( Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)

=> Thành phần gọi đáp: này, vâng

2. Thành phần phụ chú.

  • Là thành phần biệt lập đã được thêm vào câu, để có thể bổ xung cho một nét nội dung nào đó của câu. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường đứng giữa hoặc cuối câu.
  • Nó dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • Thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

VD1:

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

=> Cụm từ:" có ai ngờ", " thương thương quá đi thôi" chú thích về thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.

Back to top

  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021