-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Quy định giáo viên chủ nhiệm nhất định cần biết Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
Quy định giáo viên chủ nhiệm cần biết hay nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm như thế nào được KhoaHoc đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây, mời quý thầy cô tham khảo.
4 Quy định giáo viên chủ nhiệm
1. Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức tiết dạy
Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học, ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở (cấp 2) và cấp trung học phổ thông (cấp 3), trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần.
Trong đó, cũng theo Thông tư 28 năm 2009, tại khoản 1 Điều 6 quy định:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
Như vậy, theo các quy định trên, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm tiểu học sẽ chỉ còn 20 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 2 còn 15 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 3 còn 13 tiết/tuần...
2. Giáo viên chủ nhiệm được dự giờ lớp do mình chủ nhiệm
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ chung cho giáo viên.
Tuy nhiên riêng với giáo viên chủ nhiệm, tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đều quy định:
Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông có thể dự giờ tất cả các tiết học của học sinh lớp mình làm chủ nhiệm.
3. Quyền khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm
Theo Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè…
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm. Là người luôn theo sát học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
4. Hội thi dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm giỏi
Hội thi giáo viên dạy giỏi là nơi phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành.
Trong đó, Điều 3 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do nhà trường tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại trường tổ chức Hội thi;
- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi;
- Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, là người điều phối các lực lượng giáo dục tác động đến học sinh của lớp, đồng thời là người đại diện cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường. Những quy định giáo viên chủ nhiệm cần biết như: được giảm định mức tiết dạy, được dự giờ lớp do mình chủ nhiệm, có quyền khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm và tham gia các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi,... KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo thêm chuyên mục Dành cho giáo viên để nắm được những thông tin, tư liệu, chính sách mới nhất dành cho giáo viên trên cả nước.
- Các khoản thu đầu năm học nhà trường được phép thu Những khoản tiền nhà trường được phép thu
- Các khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh Những khoản tiền nhà trường không được phép thu
- Quy định giảm định mức tiết dạy của giáo viên Định mức tiết dạy của giáo viên 2022
- Bài thu hoạch chính trị hè năm 2022 dành cho giáo viên Bài thu hoạch chính trị 2022
- Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ năm 2022 Cách chuyển xếp lương mới giáo viên các cấp
- Quy định về chính sách tinh giản biên chế của giáo viên năm 2022 Chế độ tinh giản biên chế, nghỉ hưu do tinh giản biên chế 2022
- Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm cấp 3 mới nhất Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT
-
Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm (Cả 3 bộ sách)
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức 246 Phiếu góp ý SGK lớp 4 năm 2023 - 2024 bộ Kết nối tri thức (Tất cả các môn)
-
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 Đề 1 Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022
-
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 Đề 2 Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022
-
Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường Đáp án Module 7 Tiểu học
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 7 Chân trời sáng tạo Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 Chân trời sáng tạo
-
Tổng hợp 100 mẫu bìa tiểu luận Mẫu bìa tiểu luận
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tiếng Anh mới Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Tiếng Anh năm 2022
- Đáp án trắc nghiệm Module 7 Tiểu học Module 7 Tiểu học
- Đáp án tự luận Module 7 Tiểu học Module 7 Tiểu học
- Thầy/cô hãy phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường Sản phẩm cuối khóa Module 7
- Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường Đáp án Module 7 Tiểu học
- Mẫu nhận xét môn Âm nhạc tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Mĩ Thuật tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Thủ công tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Đạo đức tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27