Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:

…………………………………………….

3. Tìm hiểu về thuật ngữ

a) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi

Ví dụ 1:

Nước là chất lỏng không màu không mùi có trong hồ, sông, biển…

Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường được tách trong nước biển, dùng để ăn.

…………………………………………………………..

4. Tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức……………………………………………………………………….

........................................................

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a.

Nguyễn Du

Thời đại

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng

Phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi

Gia đình

Xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh và có truyền thống về văn học

Cuộc đời

Cuộc đời phiêu bạt

Trải qua những năm tháng gian truân, trôi dạt, vất vả, long đong, lang thang trong nghèo túng

Bất đặc dĩ ra làm quan giữ nhiều chức vụ khác nhau.

Ông mất tại Huế năm 1820, thọ năm mươi lăm tuổi.

b. Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Tình cờ, nàng gặp Kim Trọng, cả hai đem lòng yêu thương nhau. Nhưng bất ngờ gia đình bị nạn, Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha bị lừa đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Ít lâu sau, Kiều được Thúc chuộc nàng về làm vợ lẽ. Chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác.Nàng gặp Từ Hải và được Từ Hải giúp báo ân, báo oán. Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình khiến Từ Hải chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình, trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Những giá trị giá trị nổi bật của tác phẩm:

Về nội dung:

  • Giá trị hiện thực:
    • Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.
    • Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
  • Giá trị nhân đạo:
    • Thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về cuộc sống tươi đẹp
    • Thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo.
    • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người

Về nghệ thuật:

  • Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
  • Ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnhcao rực rỡ.
  • Nghệ thuật tự sự kết hợp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người

c. Kết cấu của đoạn trích cho thấy trình tự miêu tả nhân vật của tác giả vừa chặt chẽ, hợp lí, vừa góp phần làm nổi bật vẻ đẹp chung và nhất là vẻ đẹp riêng của hai chị em Thúy Kiều.

d. Biện pháp nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

=> Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

e. Tác giả sử dụng những hình ảnh mang tính chất nước lệ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Tuy vẻ đẹp của các hai chị em đều được so sánh với những nét đẹp của thiên nhiên tạo hóa nhưng mỗi người một vẻ. Sự khác nhau ở đây chính là vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến ngay cả thiên nhiên cũng phải hờn ghen đố kị

g. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đề cao giá trị, phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh; qua đó, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh

h. Giá trị nghệ thuật nổi bật:

  • Sử dụng thành công thể thơ lục bát, với 3254 câu, điều đó tạo nên một tác phẩm gần gũi với đời sống người dân.
  • Về ngôn ngữ: là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá
  • Biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc

3. Tìm hiểu về thuật ngữ

a.

  • Cách giải thích 1: Chú trọng đặc tính bên ngoài của sự vật, hình thành trên cở sở kinh nghiệm, cảm tính.
  • Cách giải thích 2: Chú trọng đặc tính bên trong của sự vật, qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học.

b.

  • 1) Thường gặp các định nghĩa này trong những môn học luần lượt: Địa- Hóa- Văn-Toán
  • 2)Những từ ngữ đó chủ yếu được sử dụng trong văn bản khoa học, công nghệ
  • 3) Những từ ngữ này không còn nghĩa khác và không có tính biểu cảm

c. Đáp án lần lượt là: Đ Đ S Đ S Đ

4. Tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự

a.

(1) Phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Nội dung đoạn trích: Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn

2) Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

  • Dàn thành trận chữ “nhất” tiến lên.
  • Khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì.
  • Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
  • Quân Thanh bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
  • Quân Tây Sơn chém giết lung tung, thây nàm đầy đồng, máu chảy thành suối.

=> Thể hiện rõ hơn hình ảnh quân Tây Sơn và quân Thanh

(3) Chúng ta được bỏ những yếu tố miêu tả đó vì không có nó, văn bản chỉ gồm các sự việc trần trụi, khô khan ghép lại vơi nhau.

b. Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.

  • 210 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021