Soạn GDCD VNEN 9 bài 1: Chí công vô tư
Soạn bài 1: Chí công vô tư - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 5. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
(thông tin sgk trang 5)
1. Em suy nghĩ gì về quyết định của Hằng? Nếu em là Hằng, em sẽ hành động như thế nào?
2. Việc làm của Hằng biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào?
Trả lời:
1. Em cảm thấy quyết định của Hằng vô cùng chính xác và đúng đắn. Bởi Hằng làm như vậy vừa hoàn thành trách nhiệm của một lớp trường, đồng thời cũng giúp bạn hiểu được lỗi sai của mình để lần sau chú ý và khắc phục. Nếu em là Hằng em cũng sẽ hành động như Hằng.
2. Việc làm của Hằng biểu hiện của phẩm chất: Chí công vô tư.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về chí công vô tư
Anh cho rằng: Người có phẩm chất chí công vô tư là người luôn công bằng, khách quan trong nhìn nhận, đánh giá và xử lí những công việc hằng ngày, biết làm những việc lợi mình, lợi người.
Bình cho rằng: Người có phẩm chất chí công vô tư là người luôn công bằng, khách quan trong cuộc sống, ủng hộ những việc làm vì lợi ích chung của tập thể.
a. Em đồng ý với quan niệm của bạn nào? Giải thích vì sao?
b. Theo em, thế nào là người có phẩm chất chí công vô tư? Cho ví dụ minh họa?
2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư
a. Từ kết quả trao đổi ở phần trên và từ cuộc sống, học tập hằng ngày, em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để chỉ ra biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư?
b. Nêu 5 việc làm thể hiện sự chí công vô tư, 5 việc làm chưa chí công vô tư theo mẫu sau:
Biểu hiện của chí công vô tư/ chưa chí công vô tư | Giải thích |
3. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư
a. Đọc tình huống (Sgk)
b. Nhóm thực hiện nhiệm vụ
c. Cùng suy ngẫm và trao đổi
- Sự chí công vô tư sẽ mang lại cho chúng ta và cộng đồng những lợi ích nào?
- Chúng ta cần làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ?
C. Hoạt động luyện tập
1. Tìm hiểu tấm gương về chí công vô tư
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: (Sgk trang 7)
- Theo em, những hành động, lời nói nào của Tô Hiến Thành trong câu chuyện dưới đây thể hiện sự chí công vô tư ? Hãy viết ra giấy hoặc gạch chân những câu, cụm từ chỉ điều đó.
- Câu chuyện này gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh suy nghi của mình
- Kể cho các bạn cùng nghe tấm gương về chí công vô tư mà em biết trong lịch sử hoặc trong cuộc sống hằng ngày.
2. Xác định sự chí công vô tư biểu hiện thông qua những hành vi/ việc làm nào dưới đây
A. Luôn công bằng, không thiên vị khi giải quyết công việc
B. Luôn ưu tiên cho những người thân quen với mình khi xử lí công việc
C. Luôn hành động theo lẽ phải
D. Luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân để giải quyết các công việc chung
E. Luôn lấy lợi ích chung làm thước đo để giải quyết công việc của tập thể
G. Luôn đặt lợi ích của bản thân và gia đình lên lợi ích của cơ quan
H. Luôn ưu tiên hoàn thành việc riêng, việc nhà trước tập thể
I. Luôn đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.
3. Chia sẻ suy nghĩ
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư, bạn An cho rằng: Khi chúng ta có những hành động, việc làm chí công vô tư sẽ giúp chúng ta sống thanh thản, tự tin, được nhiều người xung quanh tôn trọng, tin cậy và yêu quý. Bạn Bình cho rằng, thực hiện những hành động chí công vô tư sẽ giúp cho chúng ta nhận được sự giúp đỡ về vật chất của những người xung quanh.
- Em có suy nghĩ gì về quan niệm của bạn An và bạn Bình?
- Theo em, để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư, chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào?
4. Hoàn thành bảng sau:
Đánh dấu X vào ô chí công vô tư hoặc chưa chí công vô tư trong bảng dưới đây và giải thích lí do
Hành vi/ việc làm | Chí công vô tư | Chưa chí công vô tư | Giải thích |
a. Biết anh trai mình đang buôn bán, tàng trữ ma túy nhưng A quyết định không tố cáo | |||
2. Anh D tìm mọi cách để không phải đi nghĩa vụ quân sự | |||
3. Hùng và 3 người bạn cùng trộm cắp tài sản. Khi bị bắt, Hùng đã khai và nhận hết tội về phần mình thay cho vba người kia. | |||
4. A cùng các bạn trong lớp quyên góp tiền, quà để giúp đỡ các bé ở trại trẻ mồ côi | |||
5. Bác Sáu hiến 3 sào đất cho địa phương để xây trường mầm non | |||
6. Là lớp trưởng nhưng Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những người bạn thân của mình | |||
7. Mai là học sinh giỏi, nhưng không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân |
5. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Sau khi ông M lên làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, ông đã đưa con, cháu, người thân vào làm việc trong doanh nghiệp do mình quản lí, dù họ không đủ năng lực. Hằng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình phải làm việc một cách chí công vô tư, đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
Theo em, ông M có phải là người chí công vô tư hay không? Tại sao?
D. Hoạt động vận dụng
1. Cùng chia sẻ
a. Hãy kể những việc làm thể hiện sự chí công vô tư và chưa chí công vô tư của bản thân, gia đình em đã gặp trong cuộc sống?
b. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những việc làm, hành động thiếu chí công vô tư?
2. Đóng vai và chia sẻ cảm nghĩ
Lan là người học tốt nhất môn tiếng Anh nhưng lại không được bạn lớp trưởng chọn đi thi hùng biện trong ngày hội Festival của trường vì không chơi thân với lớp trưởng. Nếu là bạn cùng lớp của Lan, em sẽ ứng xử như thế nào để bạn lớp trưởng hiểu ra và thực hiện tốt nguyên tắc công bằng, dân chủ, văn minh trong lớp?
3. Tìm hiểu tấm gương chí công vô tư của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà?
- Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Hãy quan sát những người sống quanh em và chỉ ra từ 1 đến 3 việc làm thể hiện sự chí công vô tư và từ 1 đến 3 việc làm chưa thể hiện sự chí công vô tư, từ đó rút ra bài học ứng xử cho bản thân
2. Hãy viết một câu chuyện kể về gương chí công vô tư mà em đã gặp trong cuộc sống hoặc được biết thông qua các tư liệu, bài học
Xem thêm bài viết khác
- Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và , tồn tại và phát triển đạo đức mới"...
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm, tìm hiểu về một truyền thống tổt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm, trong lớp xây dựng kế hoạch và thực hiện một hoạt động cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Em hãy chọn một trong số những hình ảnh dưới đây và đóng vai nhà báo để viết bài bình luận
- Thảo luận nhóm để xác định thế nào là vi phạm pháp luật?
- Tai nơi cư trú, bác Tổ trưởng tổ dân phố yêu cầu mỗi nhà góp 500.000 đồng để xây dựng quỹ Khuyến học. Theo em, bác Tổ trưởng làm như vậy là đúng hay sai? Nếu là An, em sẽ làm gì trong tình huống đó? GDCD 9 VNEN bài 9
- Em đồng ý với quan niệm của bạn nào? Giải thích vì sao? Theo em, thế nào là người có phẩm chất chí công vô tư?
- "Nhanh tay, nhanh mắt" ghép các tình huống trong phiếu học tập số 1 vào các ô tương ứng dưới đây và giải thích tại sao lại ghép như vậy
- Từ kết quả thảo luận trên, em hãy chia sẻ quan điểm của mình về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 1: Chí công vô tư
- Hãy sử dụng kết quả của phiếu học tập số 1 để giải đáp thắc mắc của bạn H:"Vi phạm đạo đức có vi phạm pháp luật không?"
- Cùng các bạn trong nhóm vẽ một bức tranh hoặc xây dựng một thông điệp để bảo vệ hòa bình/ về hợp tác/ về phát triển cộng đồng, đất nước.