Soạn giản lược bài câu cá mùa thu (Thu điếu)
Soạn văn 11 bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Điểm nhìn của tác giả: Cảnh thu trong bài thơ được miêu tả từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn ra ngõ trú rồi lại trở về với ao thu, với chiếc thuyền câu.
- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. \
Câu 2:
Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
- Cảnh thu được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt; qua đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. - Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc...
- Cảnh thu trong bài mang những nét riêng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn dân dã của làng quê được gợi lên từ ao thu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.
Câu 3:
- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng.
- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
Nhận xét:
Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
Cách gieo vần đặc biệt ở: Vần "eo" diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.Chính cách gieo vần này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc và thành công cho bài thơ.
Câu 5:
Qua bài thơ ta nhận thấy Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc. Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.
Phần luyện tập
Câu 1:
Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu.=> Xem tại đây
Giá trị nội dung
Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trong khung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời. Thiên nhiên đầy sức sống với cuộc sống thanh bình, yên ả - Đó cũng là khát khao muôn đời của những người trí giả yêu nước dương thời.
Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại phía sau lưng lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê "buông cần bó gối" ngồi câu cá giữa thiên nhiên đất trời. Lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giả đương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp.
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài một số thể loại văn học: thơ, truyện
- Soạn giản lược bài chạy giặc
- Soạn giản lược bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn giản lược bài thực hành về thành ngữ, điển cố
- Soạn giản lược bài lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn giản lược bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Soạn giản lược bài bản tin
- Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả
- Soạn giản lược bài luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Soạn giản lược bài thao tác ngữ cảnh
- Soạn giản lược bài ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn giản lược bài luyện tập thao tác lập luận so sánh