Soạn giản lược bài mùa xuân nho nhỏ

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 9 bài mùa xuân nho nhỏ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Mạch cảm xúc của bài thơ là: Từ cảm xúc với mùa xuân của thiên nhiên tác giả mở rộng ra là mùa xuân của đất nước, của dân tộc. Và tác giả thể hiện ước nguyện đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để dựng xây đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
  • Bố cục của bài thơ gồm có 3 phần:
    • Khổ đầu: vẻ đẹp mùa xuân đất trời
    • Khổ 2 và 3: vẻ đẹp mùa xuân đất nước
    • Khổ 4 và 5: ước nguyện của nhà thơ
    • Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước

Câu 2:

  • Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả:
    • Hình ảnh: dòng sông, hoa, chim chiền chiện
    • Màu sắc: xanh, tím biếc
    • Âm thanh: tiếng chim vang trời.
  • Cảm xúc của tác giả: Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước, trong lòng tác giả rạo rực một niềm ngất ngây, say mê và cảm nhận mùa xuân bằng nhiều giác quan khác nhau.

Câu 3: Đoạn thơ ấy muốn nói: cho dù chúng ta có làm những việc nhỏ bé nhưng cũng góp phần giúp cho đời, cho cuộc sống thêm đẹp. Bởi vậy, trong lòng tác giả luôn nhiệt huyết, khát khao cống hiến cho đời. Dù trẻ trung hay đã già thì một điều không đổi đó là sự nhiệt huyết trong cuộc sống. Và điệp từ "dù là" đã thể hiện sự quyết tâm cao độ và lời hứa sâu sắc của nhà thơ.

Câu 4: Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng trong bài thơ:

  • Thể thơ: 5 chữ, có nhạc điệu sôi nổi, trong sáng, thiết tha, dễ đi vào lòng người, gần với làn điệu dân ca miền Trung.
  • Ngắt nhịp, gieo vần: nhịp thơ linh hoạt (3/2 hoặc 2/3), giep vần liền nên tạo được sự liền mạch của cảm xúc.
  • Điệp ngữ: là biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong bài, tạo nên sự đối xứng của bài thơ....

Câu 5:

  • Nhan đề mùa xuân nho nhỏ nghĩa là: biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời con người. Qua đó, tác giả thể hiện ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ để được hòa nhập vào cuộc sống đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, nho bé của mình vào cuộc đời chung.
  • Chủ đề bài thơ: niềm ngất ngây và say mê trước thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân và khát vọng của tác giả được cống hiến mùa xuân của mình vào mùa xuân đất nước.

Phần luyện tập

Câu 2: Viết đoạn văn bình luận một khổ thơ trong bài "mùa xuân nho nhỏ" mà em thích

=> Xem TẠI ĐÂY


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ
  • 6 lượt xem