Soạn văn 9 VNEN bài 14: Lặng lẽ Sa Pa
Soạn văn bài: Lặng lẽ Sa Pa - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 118. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
HS nghe một số ca khúc và trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ví dụ bài Khát vọng tuổi trẻ - tác giả Vũ Hoàng:
Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời
Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây đời mới
Dù lên rừng, hay xuống biển
Vượt bão dông vượt gian khổ
Tuổi trẻ kề vai, vững vàng chân bước người ơi.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Lặng lẽ Sa Pa
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả , là “một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
b) Tìm các chi tiết về nhân vật anh thanh niên trong truyện để hoàn thiện phiếu học tập.
c) Phân tích nhân vật ông họa sĩ
(Chú ý: vị trí của nhân vật trong truyện, những suy nghĩ về nghệ thuật và về conngười, cảm xúc trước người thanh niên một mình ở trạm khí tượng.)
Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?
d) Truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
3. Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
b) Ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên? ( Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? ( Gợi ý: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?...)
c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
d) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa có nói:
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn.
a) Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?
- Quan niệm của em về cuộc sống hạnh phúc? Trình bày điều đó trong đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ)
2. Ôn tập phần Tiếng Việt
a) Các phương châm hội thoại
(1) Trao đổi và nêu ví dụ về một số tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại.
(2) Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Dụng ý của tác giả là gì khi để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại.
Có người hỏi :
– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào …
(Kim Lân, Làng)
b) Xưng hô trong hội thoại
Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau
(Gợi ý: cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” chưa?)
b) Xưng hô trong hội thoại
Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau
(Gợi ý: cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” chưa?)
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp.
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta vào việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
3. Luyện tập về kể chuyện trong văn bản tự sự.
Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.
D. Hoạt động vận dụng
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập làm văn số 3 - văn tự sự
Đề 1: Hãy kể về một việc làm nhỏ nhưng có ích của mình đối với cộng đồng, xã hội nơi mình đang sống.
Đề 2: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa mình và thầy, cô giáo.
Đề 3: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tìm và tóm tắt về một tấm gương tuổi trẻ thành công nhờ theo đuổi đam mê trong công việc.
2. Chia sẻ với gia đình và bạn bè về công việc mơ ước của em trong tương lai. Theo em, trong cuộc trò chuyện đó, chúng ta phải chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô như thế nào?