Soạn văn bài: Khi con tu tú
"Khi con tu hú" là một bài thơ thể hiện nỗi niềm của một chiến sĩ khao khát được cống hiến, nhưng lại bị giam cầm. Cả bài thơ tác giả đều thể hiện tình yêu đất nước tha thiết và niềm khao khát được tự do. KhoaHoc sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Tố Hữu: (1920 -2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Cuộc đời và sự nghiệp:
- Tháng 4/1939, Tố Hữu bị bắt giam vào nhà lao Thừa phủ.
- Tháng 3/1942, vượt ngục, bắt liên lạc với Đảng và tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8.
- Sau cách mạng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Bí thư BCH TW Đảng, Ủy viên bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
- Các tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937 -1946), Việt Bắc (1946 - 1977), Gió lộng (1955 -1961), Ra trận (1962 -1971),...
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm
- "Khi con tú hú" sáng tác vào tháng 7 năm 1939, in trong tập Từ ấy - tập thơ đầu tay của Tố Hữu, khi ông trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây.
- Bài thơ được viết với ngôn từ giản dị mà tha thiết. Qua từng câu chữ đều thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với đất nước. Cùng đó, tác giả còn cho thấy khao khát tự do của mình, khao khát được cống hiến, được làm cách mạng. Một người chiến sĩ hết lòng vì Tổ quốc, một người chiến sĩ anh dũng không ngại gian khổ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là "Khi con tu hú" để tóm tắt nội dung của bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
Câu 2: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
Câu 3: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?
Câu 4: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2
Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú
Câu 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú
Câu 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Khi con tu tú"
Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Khi con tu tú"
Đề bài:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên
Xem thêm bài viết khác
- Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào
- Soạn Văn Câu trần thuật Soạn Văn 8
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống Soạn Văn lớp 8
- Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ông đồ
- Đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến và câu nghi vấn chủ đề môi trường
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ
- Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
- Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
- Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Văn học và tình thương (Gợi ý : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê bình những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn)