Soạn VNEN GDCD 7 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
Soạn VNEN GDCD 7 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 34. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
Hát tập thể
a. Cả lớp hát bài "Mùa xuân tình bạn" (sáng tác: Trần Đức)
b. Thảo luận các câu hỏi:
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Từ nào được lặp lại nhiều nhất trong bài hát?
- Câu hát, hình ảnh nào trong bài hát để lại ấn tượng trong em? Vì sao?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu các quan niệm về tình bạn
Dưới đây là những ý kiến khác nhau về tình bạn. Em đồng ý (hoặc không đồng ý) với những ý kiến nào? Giải thích vì sao?
A. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người hay nhiều người, luôn biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp
B. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng sống....
C. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới hoặc khác giới
D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
E. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
2. Tìm hiểu biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh
a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: "Đi tìm tình bạn"
Câu hỏi:
- Trước khi nhặt được chú sò nhỏ, cậu bé trong câu chuyện trên đã có những suy nghĩ và cảm giác như thế nào?
- Theo em, chú sò là người bạn như thế nào? Thái độ của chú sò với cậu bé khiến cho em suy nghĩ gì về tình bạn?
- Lời khuyên của chú sò dành cho cậu bé trong câu chuyện trên có ý nghĩa như thế nào đối với em trong việc xây dựng và phát triển tình bạn?
b. Chia sẻ:
Em cảm thấy thế nào khi bên cạnh em có những người bạn tốt?
3. Tìm hiểu ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh
a. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Một tình bạn đẹp
Câu hỏi:
- Em hãy nêu những khó khăn mà bạn Gái đã gặp phải
- Nga đã làm những gì để giúp bạn Gái trong cuộc sống và học tập?
- Tại sao tình bạn của Nga và Gái được gọi là một tình bạn đẹp?
- Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
b. Chia sẻ những điều nên và không nên trong tình bạn
Em hãy cùng các bạn thảo luận, ghi những điều nên và không nên trong tình bạn theo bảng mẫu sau:
Những điều nên trong tình bạn | Những điều không nên trong tình bạn |
4. Rèn luyện tình bạn trong sáng, lành mạnh
a. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
- C học giỏi nhưng ít quan tâm đến bạn bè
- Lan, Minh thân nhau và hay bênh vực, bảo vệ nhau mỗi khi mắc sai lầm
- Tuấn học giỏi, chơi thân với Việt, hai bạn cùng bổ sung kiến thức cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ
- Mặc dù biết hoàn cảnh gia đình Nam nghèo nhưng Hòa vẫn chơi thân với bạn
b. Để có một tình bạn trong sáng, em cần làm những gì?
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc và trả lời
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây về tình bạn? Giải thích tại sao?
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành | Giải thích |
1. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở | |||
2. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp | |||
3. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía | |||
4. Thêm bạn bớt thù | |||
5. Chỉ có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa những người cùng giới, không có những người khác giới | |||
6. Phê phán, chỉ trích nặng nề khi bạn mắc sai lầm | |||
7. Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết điều | |||
8. Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng | |||
9. Tình bạn cần có sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc | |||
10. Tình bạn vì lợi ích có thể khai thác được | |||
11. Biết chia sẻ và giúp đỡ nhau |
2. Xử lí tình huống và đóng vai
a. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Em chơi thân với một bạn trong lớp nhưng gần đây bạn thường hay chỉ trích em. Bạn ấy lại vừa chỉ trích em thêm một lần nữa.
Câu hỏi:
- Em cảm thấy như thế nào?
- Em có thể nói gì (với bản thân) để giúp em giữ được lòng tự trọng?
- Em có thể nói gì với bạn ấy để vẫn giữ được tình bạn?
Tình huống 2: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân là bạn thân của Lan được cô giáo nhờ đến nhà Lan để lấy vở giúp Lan ghi bài ở lớp. Vân hứa với cô giáo và cả lớp sẽ đến nhà lấy vở và giúp giảng lại bài cho Lan, nhưng Vân đã không thực hiện lời hứa, với lí do nhà Vân bận việc, Vân ngủ dậy muộn nên không thể đến nhà Lan trước khi đến trường.
Câu hỏi:
- Hãy nhận xét việc làm của Vân.
- Em sẽ khuyên Vân như thế nào?
- Nếu là Lan, khi biết chuyện, em sẽ nghĩ và cư xử như thế nào với Vân?
b. Đóng vai
Tình huống 1: Hai người bạn thân nhất của em đang rất giận nhau: Bây giờ, hai bạn ấy không thèm nói chuyện với nhau nữa, nhưng cả hai đều nói chuyện với em.
Em có thể làm gì để giúp 2 bạn ấy?
Tình huống 2:
Lớp em đang xếp hàng để chuẩn bị cho giờ chào cờ đầu tuần, một trong trường cốc vào đầu em và như đang muốn gây sự để em đánh nhau với bạn ấy.
Em sẽ ứng xử như thế nào?
3. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi:
Nhóm 1: Tình bạn trong sáng, lành mạnh được dựa trên những cơ sở nào? Nếu tình bạn được xây dựng trên cơ sở không trong sáng, lành mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người?
Nhóm 2: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người? Em cần làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh?
Nhóm 3: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, thường xuất phát từ những bất đồng trong quan hệ bạn bè. Đứng trước sự việc các bạn đánh nhau, em có thái độ, hành động như thế nào? Theo em, cần làm gì để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường?
4. Xác định cách ứng xử trong tình bạn
Em sẽ ứng xử như thế nào trong những trường hợp sau?
Trường hợp | Cách ứng xử của em |
1. Khi thấy bạn của mình mắc khuyết điểm hoặc vi phạm kỉ luật | |
2. Khi thấy bạn của mình bị người khác rủ rê, lôi kéo tham gia vào những việc làm không lành mạnh | |
3. Khi thấy bạn của mình có chuyện buồn, gặp khó khăn trong cuộc sống | |
4. Khi bạn phê bình khuyết điểm của mình. | |
5. Khi thấy bạn mình có chuyện vui | |
6. Khi thấy bạn của mình thân thiện với người khác. |
5. Liên hệ bản thân
- Em hãy tự liên hệ bản thân có những biểu hiện gì tốt hoặc chưa tốt trong quan hệ bạn bè của mình.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện nhằm phát huy những điều tốt và khắc phục những điều chưa tốt của em trong quan hệ bạn bè.
D – E. Hoạt động vận dụng – Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Suy ngẫm
Vì sao những người sống ích kỉ hoặc không trung thực thường có ít bạn bè?
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ ½ đến 1 trang A4) về giá trị của tình bạn
3. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc những câu chuyện hay về tình bạn
Xem thêm bài viết khác
- Hãy cho biết ý kiến của em về những quan điểm dưới đây
- Gia đình em có đạt "gia đình văn hóa" không? Nếu đạt em hãy cho biết mỗi thành viên trong gia đình đã làm những gì
- Em có nhận xét gì về hành động của Lan? Nếu cứ tiếp tục duy trì như vậy, khi trưởng thành Lan sẽ trở thành con người như thế nào?
- Hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng theo mẫu sau:
- Em hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh họa sự giản dị được thể hiện trong 4 dạng sau:
- Chìu Qúy N đã chiếm đoạt những tài sản nào của chị Hồng? Việc xét xử Chìu Qúy N thể hiện trách nhiệm gì của Nhà nước với quyền sở hữu tài sản của công dân?
- Soạn VNEN GDCD 7 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm và truyền thống gia đình
- Vì sao những người sống ích kỉ hoặc không trung thực thường có ít bạn bè?
- Dưới đây là những ý kiến khác nhau về tình bạn. Em đồng ý (hoặc không đồng ý) với những ý kiến nào? Giải thích vì sao?
- Hãy liệt kê một số hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước:
- Vì sao Ăng-ghen nói: "Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị?"