Tìm hiểu về trang phục, phong tục, tập quán sản xuất của một dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Băc Bộ?
2. Tìm hiểu về trang phục, phong tục, tập quán sản xuất của một dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Băc Bộ?
Bài làm:
Người Mường là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ
Năm 1999, người Mường có 1.137.515 người.
Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ. Nghề phụ của dân tộc này trong những tháng nông nhàn là dệt vải, đan lát, ươm tơ và khai thác nguồn lợi từ rừng.
Nhà ở của người Mường là nhà sàn, nhưng họ rất chú trọng đến hướng nhà. Theo quan niệm cổ truyền, nhà không được làm ngược hướng với đồi, núi…
Lễ cưới người Mường gồm các quy trình sau: ướm hỏi, lễ bỏ trầu, lễ xin cưới, lễ cưới lần thứ nhất, lễ đón dâu.
Ma chay của người Mường cũng có nhiều điều lạ. Người chết tắt thở, con trai thường cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình mới nổi chiêng phát tang. Thi hài được liệm nhiều lớp vải và quần áo rồi mới đặt trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng.
Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới.
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú: nhiều thể loại thơ dài, truyện cổ, dân ca, ví, tục ngữ. Người Mường hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố… Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường.
Trò chơi dân gian của người Mường gần gũi với mọi đối tượng của cộng đồng: Thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn
Trang phục nam là áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới và đôi khi có thêm túi ngực. Trang phục nữ độc đáo: khăn đội đầu trắng, yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy....
Xem thêm bài viết khác
- Cho bảng số liệu sau: Tính tỉ trọng các ngành kinh tế trong tổng GDP nước ta, các năm 2000 và 2014. Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu ngành kinh tế hai năm trên?
- Quan sát em thấy những gì trong hình 1, 2 và 3. Cảm nhận của em khi quan sát những hình ảnh này là gì?
- Các hình ảnh dưới đây gợi cho em nhớ đến những sự kiện nào của đất nước? Nêu hiểu biết của em về những sự kiện đó?
- Cho biết các bãi tôm, bãi cá phân bố ở vùng biên của tỉnh nào? Giải thích tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản?
- Tình cảm và sự giúp đỡ của nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho biết nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết nước ta có thể phát triển được ngành kinh tế nào liên quan đến biển.
- Chọn một trong hai nhiệm vụ sau và thực hiện: Sưu tầm tài liệu về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
- Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy: Cho biết thế nào là "Chiến tranh lạnh", nêu những biểu hiện và hậu quả của "Chiến tranh lạnh"
- Đoạn thông tin nói về phong trào của khu vực nào trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em biết gì về tình hình chung của khu vực đó từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn trên? Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó?
- Giải bài 19: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển