Trắc nghiệm hóa học 9 bài 28: Các oxit của cacbon
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 28: Các oxit của cacbon. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: CO có tính chất:
- A. Oxit axit, chất khí độc, có tính khử mạnh.
- B. Chất khí không màu, rất độc, oxit bazơ.
- C. Chất khí không màu, rất độc, oxit trung tính, có tính khử mạnh.
- D. Chất khí, không màu, không mùi, có tính oxi hóa mạnh.
Câu 2: Tính chất của cacbonic:
- A. Phản ứng với nước vôi, phản ứng quang hợp.
- B Ở bất kì điều kiện nhiệt độ, áp suất cacbonic luôn tồn tại ở trạng thái khí.
- C. Phản ứng với dung dịch CuSO4, phản ứng quang hợp.
- D. Hòa tan tốt trong nước nóng.
Câu 3: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:
- A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi
- B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
- C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
- D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.
Câu 4: Người ta có thể sử dụng nước đá khô ( CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì:
- A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm.
- B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
- C. Nước đá khô có khả năng khử trùng.
- D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 5 Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm?
- A. HCOOH ( xt HSO$_{4}$ đặc) $\rightarrow $ HO+ CO
- B. C + HO $\rightarrow $ 2CO
- C. C + CO $\rightarrow $ 2CO
- D. 2C + O $\rightarrow $ CO
Câu 6: Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2). Hiện tượng xảy ra là :
- A. Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại.
- B. Nước vôi trong không có hiện tượng gì.
- C. Nước vôi trong hoá đục.
- D. Nước vôi trong một lúc rồi mới hoá đục.
Câu 7: Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào?
- A. Xanh
- B. Đỏ
- C. Tím
- D. Không màu
Câu 8: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây ?
- A. CuO và MnO2
- B. CuO và MgO
- C. CuO và Fe2O3
- D. Than hoạt tính
Câu 9: Khí CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây ?
- A. Magiê
- B.Cacbon
- C. Photpho
- D. Metan
Câu 10: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn ?
- A. CO
- B. CO2
- C.SO2
- D. NO2
Câu 11: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao ?
- A. CuO
- B.CaO
- B. PbO
- D. ZnO
Câu 12: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :
- A. NaHCO3, Na2CO3
- B. Na2CO3, NaHCO3
- C. Na2CO3
- D. Không đủ dữ liệu xác định.
Câu 13: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
- A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.
- B. Al, Fe, Cu, Mg
- C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
- D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 14: Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO và CuO cần 4,48 lít H (đktc). Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng Co thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư tạo bao nhiêu gam kết tủa?
- A. 1,0g
- B. 2,0g
- C. 20g
- D. 10g
Câu 15: Cho CO dư đi qua hỗn hợp A gồm MgO và FeO$_{4}$ nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc cho toàn bộ khí thu được hấp thụ vào dung dịch nước vôi tromg dư thấy tạo thành 6g kết tủa. Mặt khác, hòa tan A cần dùng hết 170ml dung dịch HNO 2M và thu được V lít khí NO duy nhất ở đktc. Giá trị của V là:
- A. 0,224
- B. 0,112
- C. 0,336
- D. 0,448
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của CO và O?
- A. Phản ứng thu nhiệt
- B. Phản ứng tỏa nhiệt
- C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích
- D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường
Câu 17: Khí CO có ứng dụng trong lĩnh vực nào sau đây?
- A. Chất khử trong công nghiệp luyện kim
- B. Nhiên liệu trong công nghiệp
- C. Nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất
- D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Cho vài giọt quỳ tìm vào ống nghiệm đựng nước cất, thổi khí CO vào thì quỳ tím hóa hồng, sau đó đun nóng dung dịch quỳ tím trở lại như cũ. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Nước cất có pH < 7 nên quỳ tím không đổi màu
- B. Khí Co khi tan trong nước tạo HCO$_{3}$ có pH > 7 nên quỳ tím đổi thành màu hồng
- C. Nước cất có pH= 7 nên quỳ tím không đổi màu
- D. Axit HCO$_{3}$ bền nên khi đun nóng độ tan sẽ tăng làm đổi màu quỳ tím
Câu 19: Dùng CO khử hoàn toàn một oxit kim loại có dạng RO$_{y}$ ( R chiếm 72,41% khối lượng) thu được 16,8 gam kim loại R. Hòa tan hết kim loại R bằng HNO$_{3}$ đặc nóng thu được muối nitrat của R (hóa trị III) và 20,16 lít khí NO$_{2}$ (đktc). Công thức của oxit đem dùng là:
- A. AlO$_{3}$
- B. CrO$_{3}$
- C. FeO$_{3}$
- D. FeO$_{4}$
Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH) 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. So với dung dịch Ca(OH) ban đầu thì khối lượng dung dịch Y:
- A. tăng 7,04 gam
- B. giảm 3,04 gam
- C. giảm 4 gam
- D. tăng 3,04 gam
Câu 21: Trong một bình kín dung tích 16 lít chứa hỗn hợp CO, CO và O dư. Thể tích O nhiều gấp đôi thể tích CO. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, thể tích khí trong bình giảm 2 lít (các thể tích khí trong bình được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Thành phần % theo thể tích của CO, CO và O trong hỗn hợp ban đầu là:
- A. 25%, 50% và 25%
- B. 12,5%, 62,5% và 25%
- C. 20%, 40% và 40%
- D. 25% , 25% và 50%
Câu 22: Dẫn từ từ 2,24 lít (đktc) hỗn họp khí CO và H qua hỗn hợp bột gồm AlO$_{3}$, CuO, FeO có khối lượng 30 gam (lấy dư), đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn còn lại là:
- A. 29 gam
- B. 27 gam
- C. 28,4 gam
- D. 25,67 gam
Câu 23: Nung nóng 37,6 gam hỗn hơpj 2 oxit CuO và FeO rồi dẫn khí CO đi qua đến dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi vào dung dịch Ca(OH) dư thu được 50 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
- A. 11,55% và 88,45%
- B. 20,76% và 79,24%
- C. 42,55% và 57,45%
- D. 40% và 60%
Câu 24: Dẫn khí CO dư đi qua 20 gam bột oxit của kim loại R và nung nóng. Khi phản ứng xảy ra xong dẫn toàn bộ khí CO lội qua dung dịch Ca(OH) dư thu được 25 gam kết tủa. Công thức oxit của kim loại R đem dùng là:
- A. AlO$_{3}$
- B. CuO
- C. FeO
- D. FeO$_{3}$
Câu 25: Sục V lít khí CO (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị của V là?
- A. 2,24 hoặc 4,48
- B. 2,24 hoặc 11,2
- C. 6,72 hoặc 4,48
- D. 5,6 hoặc 11,2
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 2: Kim loại (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 8: Một số bazơ quan trọng (T2)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25: Tính chất hóa học của phi kim
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 30: Silic. Công nghiệp silicat
- Trấc nghiệm hóa học 9 bài 36: Metan
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 53: Protein
- Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm hoá 9 chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P2)
- Trắc nghiệm hóa 9 bài 27: Cacbon