Trắc nghiệm hóa học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:
- - Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.
- - Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.
- - Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro
- - Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Đó là kim loại:
- A. Kẽm
- B. Vàng
- C. Nhôm
- D. chì
Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
- A. tác dụng với axit
- B. dễ tác dụng với phi kim
- C. thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học
- D. tác dụng với dung dịch muối
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa gang và thép là
- A. do có các nguyên tố khác ngoài Fe và C
- B. tỉ lệ của C trong gang từ 2 – 5%, còn trong thép tỉ lệ của C dưới 2%
- C. do nguyên liệu để điều chế
- D. do phương pháp điều chế
Câu 4: Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít H2 (đktc). Kim loại tiêu tốn ít nhất (theo số mol) là
- A. Mg
- B. Fe
- C. Mg hay Fe
- D. Al
Câu 5: Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại
- Càng về bên trái càng hoạt động mạnh (dễ bị oxi hóa).
- Đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.
- Không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.
- Đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng.
Những kết luận đúng
- A. (1), (3), (4)
- B. (2), (3), (4)
- C. (1), (2), (4)
- D. (1), (2), (3)
Câu 6: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ
- A. giảm
- B. không đổi
- C. tăng
- D. ban đầu tăng sau đó giảm xuống
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Al, Mg vào binhg đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7g. Khối lượng của nhôm là (H=1, Mg=24, Al=27)
- A. 5,8 g
- B. 2,4 g
- C. 2,7 g
- D. 5,4 g
Câu 8: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là (Cl=35,5, Al=27)
- A. 1,08 g
- B. 5,34 g
- C. 6,42 g
- D. 5,4 g
Câu 9: Khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì ta thu được muối sắt (III) sunfat, khí SO2 và H2O. Phương trình phản ứng thể hiện quá trình trên là:
- A. 2Fe + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- B. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O
- C. 4Fe + 3H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 5SO2 + H2O
- D. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) →Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 10. Tại sao trong vỏ trái đất, những kim loại như sắt, nhôm không tồn tại ở dạng đơn chất ?
- A. Vì sắt đứng trước nhôm.
- B. Vì sắt và nhôm tan nhiều trong nước
- C. Vì sắt và nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
- D. Vì sắt và nhôm là 2 kim loại quí hiếm
Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua của kim loại B hóa trị III, đến khi kết tủa không tạo thêm được nữa thì dừng. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao, thu được một oxit trong đó phần trăm khối lượng của kim loại B chiếm 52,94%. Kim loại B có tên là:
- A. Kẽm (Zn)
- B. Bạch kim (Pt)
- C. Nhôm (Al)
- D. Kết quả khác
Câu 12: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là
- A. FeO
- B. Fe2O3
- C. Fe3O4
- D. không xác định được
Câu 13. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào ?
- A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt
- B. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, ánh kim
- C. Tính dẫn nhiệt, có ánh kim
- D. Tính dèo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim
Câu 14. Mệnh đề nào sau đây đúng ?
- A. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
- B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
- C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit
- D. Các mệnh đề A, B, C đều đúng
Câu 15. Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:
- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 1: Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học tăng dần)
- A. X, Y, Z, T
- B, X, Z, Y, T
- C. Z, T, Y, X
- D, T, Z, Y, X
Câu 16. Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai ?
- A. Kim loại tác dung với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag
- B. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH: Al
- C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe
- D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên
Câu 17. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào xảy ra phản ứng ?
- A. Cu + ZnSO4
- B. Ag + HCl
- C. Ag + CuSO4
- D. Zn + Pb(NO3)2
Câu 18. Nhúng một lá sắt có khối lượng 29 gam vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy lá sắt rửa nhẹ sấy khô và cân nặng 31 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành là
- A. 13g Fe và 14g Cu
- B. 14g Fe và 15g Cu
- C. 14g Fe và 16g Cu
- D. 13g Fe và 16g Cu
Câu 19. Khi cho 1,08 gam kim loại Al vào dung dịch gồm 6 gam dung dịch CuSO4 40% và 9,12 gam dung dịch FeSO4 50%. Có bao nhiêu muối và kim loại tạo thành.
- A. 2 muối và 2 kim loại
- B. 1 muối và 3 kim loại
- C. 1 muối và 2 kim loại
- D. 2 muối và 3 kim loại
Câu 20. Nhúng một cây đinh sắt có khối lượng 2 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau phản ứng, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và cân thì đinh sắt có khối lượng 2,4 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng muối sắt tạo thành lần lượt là:
- A. 2g và 4g
- B. 4g và 6g
- C. 2,8g và 7,6g
- D. 3,8g và 7g
Câu 21. Hàm lượng của các nguyên tố trong thép thường là:
- A. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn còn lại Fe
- B. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn dưới 6,5% là Si
- C. Dưới 3% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn còn lại Fe
- D. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn dưới 0,5% là Si và còn lại Fe
Câu 22: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn quá trình luyện gang từ quặng sắt.
- A. FeO → Fe3O4 → Fe
- B. Fe2O3 → FeO → Fe
- C. Fe2O3 → Fe3O4 → Fe
- D. Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe
Câu 23: Nhúng một lá nhôm (đã làm sạch lớp oxit) vào 400 ml dung dịch AgNO 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá nhôm rửa sạch sấy khô và cân thì khối lượng lá nhôm tăng thêm 5,94 gam. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là? ( biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
- A. 0,05M và 0,05M
- B. 0,1M và 0,05M
- C. 0,2M và 0,3M
- D. 0,3M và 0,5M
Câu 24: Hàm lượng của các nguyên tố trong gang là:
- A. 1 → 2% C
- B. 2 → 4%C và Fe
- C. 2 → 6%C; 1 ® 3,1% (P, Si, S, Mn) còn lại Fe
- D. 2 → 6%C; 1 ® 3,1%Fe
Câu 25: Cho a gam FeCO3 vào dung dịch HCl dư. Sau đó dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch nước vôi trong, thu được 2 gam kết tủa. Khối lượng a là:
- A. 1,5 gam
- B. 3 gam
- C. 2,32 gam
- D. 4 gam
=> Kiến thức Giải bài 22 hóa học 9: Luyện tập chương 2 Kim loại