Trắc nghiệm Hoá học 9 học kì I (P6)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phương án trả lời sai

Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

  • A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
  • B. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
  • C. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2
  • D. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Câu 2: Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • A. Tính kim loại giảm dần, tính bazo của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng giảm dần
  • B. Tính kim loại tăng dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng tăng dần
  • C. Tính kim loại tăng dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng giảm dần
  • D. Tính kim loại giảm dần, tính bazo của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng tăng dần

Câu 3: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

  • A. Na , Mg , Zn
  • B. Al , Zn , Na
  • C. Mg , Al , Na
  • D. Pb , Al , Mg

Câu 4: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

  • A. K , Al , Mg , Cu , Fe
  • B. Cu , Fe , Mg , Al , K
  • C. Cu , Fe , Al , Mg , K
  • D. K , Cu , Al , Mg , Fe

Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại

  • A.Zn
  • B.Mg
  • C.Fe
  • D.Cu

Câu 6: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

  • A. Al , Zn , Fe
  • B. Zn , Pb , Au
  • C. Mg , Fe , Ag
  • D. Na , Mg , Al

Câu 7: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:

  • A. T, Z, X, Y
  • B. Z, T, X, Y
  • C. Y, X, T, Z
  • D. Z, T, Y, X

Câu 8: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?

  • A. Thanh đồng tan dần , khí không màu thoát ra
  • B. Thanh đồng tan dần , dung dịch chuyển thành màu xanh lam
  • C. Không hiện tượng
  • D. Có kết tủa trắng.

Câu 9: Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp:

  • A. Điện phân dung dịch muối nhôm
  • B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolit làm chất xúc tác
  • C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc H
  • D. Khử nhôm oxit bằng cacbon

Câu 10: Nhôm và hợp kim nhôm có thể dùng làm:

  • A. Vỏ máy bay
  • B. Bàn ghế
  • C. Chén đĩa
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Nhôm hoạt động hóa học hơn sắt, đồng nhưng các vật dụng bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn những đồ vật bằng sắt, đồng. Đó là vì:

  • A. nhôm ở bề mặt tác dụng với oxi tạo lớp nhôm oxit rất bền
  • B. nhồm bền trong không khí hơn sắt và đồng
  • C. nhôm tác dụng với các chất trong không khí tạo các muối nhôm rất bền
  • D. do nhôm có màu trắng và nhẹ

Câu 12: Nhôm bền trong không khí là do

  • A . nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
  • B . nhôm không tác dụng với nước .
  • C . nhôm không tác dụng với oxi .
  • D . có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .

Câu 13: Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:

  • A. Cu, Ag
  • B. Ag
  • C. Fe, Cu
  • D. Fe

Câu 14: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:

  • A. Không có dấu hiệu phản ứng.
  • B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
  • C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
  • D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu

Câu 15: Tại sao không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong?

  • A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
  • B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
  • C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
  • D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh

Câu 16: Nhôm phản ứng được với :

  • A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.
  • B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro.
  • C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm
  • D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat

Câu 17: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sắt?

  • A. Tính ánh kim
  • B. Tính nhiễm từ
  • C. Dẫn điện tốt hơn nhôm
  • D. Dẫn nhiệt kém hơn nhôm

Câu 18: Sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây

  • A. Dung dịch muối sắt (III)
  • B. Dung dịch axit clohidric đặc
  • C. Dung dịch HSO$_{4}$ đặc, nguội
  • D. Dung dịch bạc sunfat

Câu 19: Cho phản ứng sau đây:

3Fe+ 4HO $\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$ Fe$_{3}$O$_{4}$ + 4H

Phản ứng trên thuộc loại:

  • A. Oxi hóa - khử
  • B. Thế
  • C. Trung hòa
  • D. Phân hủy

Câu 20: Cho phản ứng sau:

Zn + FeSO $\rightarrow $ ZnSO + Fe

Phát biểu nào sau đây là đúng cho phản ứng trên?

  • A. Sắt có tính khử mạnh hơn kẽm
  • B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần
  • C. Sắt có tính khử yếu hơn kẽm
  • D. Cả B, C đều đúng

Câu 21: Tại sao trong tự nhiên, sắt không tồn tại dưới dạng đơn chất?

  • A. Vì khối lượng rất ít
  • B. Vì chúng hoạt động hóa học mạnh
  • C. Không có trong tự nhiên
  • D. Kém bền bị nhiệt phân hủy

Câu 22: Tôn lợp trong xây dựng làm từ Fe, tại sao để lâu mới bị gỉ?

  • A. Vì để ngoài nắng
  • B. Vì được phủ lớp Zn
  • C. Vì được tráng Sn
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 23: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:

  • A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.
  • B. Không thấy hiện tượng phản ứng
  • C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ
  • D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen

Câu 24: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:

  • A. Không có hiện tượng gì cả.
  • B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
  • C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
  • D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 25: Chọn câu trả lời sai:

  • A. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm 2-5%
  • B. Thép là hợp kim của Fe và C, hàm lượng C nhỏ hơn 2%
  • C. Gang có nhiều tính chất quý như: đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn
  • D. Quá trình sản xuất thép được thực hiện trong lò luyện thép

Câu 26: Dụng cụ làm bằng gang dùng chứa hoá chất nào sau đây ?

  • A. Dung dịch H2SO4 loãng
  • B. Dung dịch CuSO4
  • C. Dung dịch MgSO4
  • D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 27: Nguyên liệu để sản xuất thép là:

  • A. Gang, sắt phế liệu
  • B. Quặng sắt
  • C. Cacbon, silic, mangan
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 28: Thổi khí CO vào lò luyện thép phản ứng hóa học không xảy ra là:

  • A. O + Fe $\rightarrow $ 2FeO
  • B. C+ O $\rightarrow $ CO
  • C. FeO+ CO Fe + CO$_{2}$
  • D. FeO + Mn Fe+ MnO

Câu 29: Trong quá trình sản xuất gang, thép, khí nào bị thải ra gây ảnh hưởng đến môi trường?

  • A. SO
  • B. H
  • C. NO
  • D. O

Câu 30: Phương pháp nào có thể luyện được thép chất lượng cao và tận đụng được sắt phế liệu?

  • A. Phương pháp betxomen ( lò thổi O)
  • B. Phương pháp Mactanh (lò bằng)
  • C. Phương pháp lò điện
  • D. Phương pháp Mactanh và lò điện

Câu 31: Hợp kim là gì?

  • A. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim
  • B. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của kim loại và phi kim
  • C. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau
  • D. Là chất thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của kim loại

Câu 32: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

  • A. Từ 2% đến 6%
  • B. Dưới 2%
  • C. Từ 2% đến 5%
  • D. Trên 6%

Câu 33: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng:

  • A. Vật lí
  • B. Hóa học
  • C. Sinh học
  • D. Do con người gây ra

Câu 34: Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môt trường được gọi là:

  • A. Sự khử kim loại
  • B. Sự tác dụng của kim loại
  • C. Sự ăn mòn kim loại
  • D. Sự ăn mòn điện hóa học

Câu 35: Sự ăn mòn kim loại là:

  • A. sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường
  • B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt đô cao

  • C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau

  • D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác

Câu 36: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường:

  • A. không khí khô

  • B. trong nước cất

  • C. nước có hòa tan khí oxi

  • D. dung dịch muối ăn

Câu 37: Biện pháp nào sau đây không làm giảm sự ăn mòn kim loại?

  • A. Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại

  • B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại

  • C. Để đồ vật nơi khô ráo

  • D. Ngâm kim loại trong nước muối

Câu 38: Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Để hạn chế sự phá hủy này người ta thường sử dụng những biện pháp nào trong những biện pháp được đề ra dưới đây?

1. Chế tạo hợp kim gang.

2. Chế tạo hợp kim thép không gỉ.

3. Phủ lên bề mặt sắt một kim loại bền như thiếc, kẽm.

4. Phủ một lớp sơn chống gỉ lên bề mặt sắt.

5. Bôi lên bề mặt một lớp dầu, mỡ.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5

  • B. 1, 2, 3

  • C. 2, 3, 4, 5
  • D. 3, 4, 5

Câu 39: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học :

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1

Câu 40: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường nào?

  • A. Dung dịch axit
  • B. Dung dịch kiềm
  • C. Dung dịch muối
  • D. Không khí
Xem đáp án
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021