Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lặng lẽ Sa Pa
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa Pa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn không đặt tên cụ thể cho nhân vật là vì :
- A. Cuộc gặp của các nhân vật trong truyện quá bất ngờ, vội vã, không cần xưng tên
- B. Nhà văn muốn nói họ chẳng là ai nhưng lại là tất cả.
- C. Chi phối cách viết truyện : họ là những con người vô danh, sống đẹp có mặt ở khắp nơi.
- D. Cần tìm một hướng lí giải khác.
Câu 2: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được viết theo thể loại nào?
- A. Truyện dài
- B. Tiểu thuyết
- C. Truyện ngắn
- D. Tùy bút
Câu 3: Chuyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?
- A. Ông họa sĩ
- B. Cô kĩ sư
- C. Bác lái xe
- D. Anh thanh niên
Câu 4: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
- A. Thời tiết khắc nghiệt
- B. Công việc vất vả, nặng nhọc
- C. Cuộc sống thiếu thốn
- D. Sự cô đơn, vắng vẻ
Câu 5: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
- A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
- B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già
- C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình
- D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau
Câu 6: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
- A. Tác giả
- B. Anh thanh niên
- C. Ông họa sĩ già
- D. Cô gái
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất điều mà NguyễnThành Long ca ngợi trong “Lặng lẽ Sa Pa” ?
- A. Vẻ đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
- B. Vẻ đẹp của anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét
- C. Vẻ đẹp của bác kĩ sư nghiên cứu giống su hào
- D. Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
Câu 8: Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
- A. Tự giới thiệu về mình
- B. Được tác giả miêu tả trực tiếp
- C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác
- D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già
Câu 9: Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?
- A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên
- B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên
- C. Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên
- D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa mang lại
- A. Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật.
- B. Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người
- C. Nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ.
- D. Âm vang từ cuộc gặp, nảy nở một tình yêu lứa đôi
Câu 11: Vấn đề “thèm người” của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa có thể hiểu là gì ?
- A. Đây là con người hết sức cô đơn.
- B. Đây là con người tình cảm.
- C. Một chi tiết “giật gân”.
- D. Một chi tiết thừa .
Câu 12: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của NguyễnThành Long có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ?
- A. Tự sự , trữ tình , bình luận , miêu tả
- B. Tự sự , bình luận , thuyết minh
- C. Tự sự , miêu tả , thuyết minh
- D. Tự sự , trữ tình , thuyết minh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các thành phần biệt lập
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Bàn về đọc sách
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đoàn thuyền đánh cá
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Tiếng nói của văn nghệ
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài: Mây và Sóng
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đồng chí
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết về ngữ pháp