Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen
II. KHÔNG KHÍ
1/ Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?
2/ Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?
3/ Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu thành phần của không khí
4/ Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên.
5/ Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào do con người gây ra.
6/ Trong nhà em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí?
7/ Kể tên một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm không khí đến tự nhiên mà em biết.
8/ Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở hình 7.7, địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh họa.
9/ Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?
Bài làm:
1/ Vì trong không khí, thành phần khí oxygen chỉ chiếm 21%
2/ Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy 1 lớp sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
3/ Thành phần của không khí bao gồm oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,...Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
4/ Một số vai trò của không khí: cung cấp cho hô hấp, cần cho quá trình quang hợp. cung cấp dưỡng chất cho sinh vật, hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của trái đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.
5/ Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: núi lửa, phấn hoa
Nguồn gây ô nhiễm do con người: các nhà máy sản xuất, cháy rừng, hoạt động nông nghiệp, rác thải, phương tiện giao thông, sinh hoạt...
6/ Nguồn gây ô nhiễm trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, đun nấu,...
7/ Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gây ngứa mắt, đau đầu, dị ứng, ảnh hưởng đến đường hô hấp...
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid...
8/ Một số biện pháp: Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường ( sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước, sưởi ấm,...), trồng nhiều cây xanh ( trồng cây hai bên đường, trồng cây trong khuôn viên trường học, ủy ban, trạm xá,...), tuyên truyền, nâng cao ý thức ( phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài truyền thanh,...)
9/ Đối với học sinh: tích cự tham gia các hoạt động vì môi trường, sử dụng túi vải, giấy thay vì nilong, không xả rác bừa bãi, tái sử dụng các vật dụng (chai, lọ, túi...), tiết kiệm điện, thực hiện "tắt khi không sử dụng"...
Xem thêm bài viết khác
- Quán sát hình 19.2, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng
- Quan sát hình 12.7 và cho biết: Cấu tạo và chức năng của tế bào, tế bào chất và nhân tế bào Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
- Những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể sử dụng những cách làm nước bay hơi nào để thu muối ăn?
- Hãy lấy ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.
- Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.
- Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ: a. Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N
- Hãy lập bảng về đặc điểm nhận biết của các nhóm thực vật (rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín) và lấy ví dụ minh họa cho mỗi nhóm
- Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận biết các động vật trong hình dưới đây:
- Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết
- 3/ Nêu tác dụng của các việc làm sau: a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa b. Tắt bếp khi sử dụng xong
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà